Lập trang trại vùng đất mỏ
Khi tôi liên lạc gặp Nguyễn Trung Phương, ông chủ trang trại chăn nuôi sinh năm 1991 ở xã Quảng Thắng, huyện Hải Hà (Quảng Ninh) đang chở gà, ngan đi giao cho hệ thống nhà hàng, khách sạn ở Móng Cái. Chiều tối xong việc, anh lại lái chiếc xe bán tải về trang trại cùng công nhân chăm sóc đàn gia cầm hàng nghìn con.
Phương là con cả trong gia đình có 3 anh em, thuộc diện khó khăn. Rời quân ngũ, Phương đi làm thuê 2 năm để có vốn rồi trở về quê nhà khởi nghiệp, phát triển kinh tế theo nghề nông nghiệp truyền thống của gia đình.
Năm 2014, Phương quyết định đào ao nuôi tôm và xây chuồng nuôi ngan, gà theo hướng mới và mang lại hiệu quả thu nhập kinh tế cao. Đầu tiên, Phương chỉ nuôi với số lượng nhỏ theo kinh nghiệm gia đình nhưng sau vụ thu hoạch tôm thứ nhất, chàng trai 9X nhận thấy nuôi gà và tôm chính là tiềm năng làm giàu.
Với vai trò Bí thư chi đoàn thôn 1, xã Quảng Thắng, anh Phương nhận thấy trách nhiệm của mình không chỉ vươn lên làm giàu cho gia đình mà phải trở thành thủ lĩnh của thanh niên trong làm ăn kinh tế. Đầu năm 2015, anh quyết định đầu tư 200 triệu đồng mở rộng ao đầm nuôi tôm với diện tích 5.000m2.
Nhưng ngay vụ đầu, do điều kiện thời tiết không thuận, việc nuôi tôm thất bại, mọi vốn liếng đầu tư gần như mất trắng, Phương lâm cảnh khó khăn. Phương lại bền bỉ lao vào học hỏi các lớp khuyến nông, nuôi trồng thủy hải sản, lên Hà Nội theo học khoá kỹ thuật chăn nuôi vườn sinh thái.
“Sau thời gian học hỏi kinh nghiệm từ bạn bè, người nuôi tôm, tôi quyết định bàn với gia đình thế chấp sổ đỏ căn nhà đang sinh sống để xuống giống đầu tư vụ thứ 2. Tôi đã rút ra được nhiều kinh nghiệm và thành công trong vụ thứ 2. Trừ chi phí, sau 3 tháng gia đình lãi 100 triệu đồng”, Phương kể.
“Năm nay, tôi tiếp tục mở rộng quy mô của trang trại, tạo việc làm cho 7 thanh niên và giúp 2 đoàn viên trong xã xây dựng mô hình phát triển kinh tế bền vững. Quê hương còn khó khăn, mỗi người trẻ cần phải thực sự có ý chí, chăm chỉ, tinh thần học hỏi và chia sẻ kiến thức với mọi người mới có thể lập nghiệp thành công và bền vững”.
Trịnh Văn Hà
Để giúp đỡ đoàn viên chi đoàn cùng phát triển, chàng bí thư chi đoàn thôn tận tình hỗ trợ về kỹ thuật, vốn thường xuyên bằng khoảng 1.000 con ngan, gà giống cho 4 hộ gia đình đoàn viên thanh niên. Anh đứng ra bao tiêu sản phẩm cho ĐVTN trong thôn và thu mua thương phẩm cho các hộ dân. Ngoài ra để tận dụng lượng phân thải hằng ngày của gia cầm, Phương trồng thêm 5.000m2 rau sạch theo mùa.
Tu nghiệp Nhật, về miền núi khởi nghiệp
Bố mất khi Trịnh Văn Hà (SN 1989 ở tổ Hà Vị, huyện Na Hang, Tuyên Quang) đang học lớp 8. Là con trai cả, Hà trở thành trụ cột, cho mẹ và em trai nương tựa. Học hết phổ thông, Hà không có điều kiện theo học đại học mà phải bươn chải kiếm sống.
Năm 2006, Hà làm nghề xây dựng 3 năm để có vốn khởi nghiệp. Có vốn trăm triệu, Hà trở về mở quán cà phê ở quận Thanh Xuân (Hà Nội). Nhưng không có duyên với kinh doanh, bao nhiêu vốn liếng hết sạch sau 2 năm mở quán. Hà trở về quê trong tâm trạng thất vọng. Nhưng chàng trai miền núi quyết tâm làm lại từ đầu.
Năm 2012, vay mượn khắp nơi, cầm cố tài sản gia đình, Hà có 400 triệu đồng và 1.000m2 đất khởi nghiệp. Hà về các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội học kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc gia cầm, cá, ba ba…
Vì thế, các vụ mùa chăn nuôi đều tránh được những thiệt hại do thời tiết, bệnh tật. Lấy lãi năm trước tiếp tục đầu tư cho năm sau, hiện anh đang duy trì mô hình trang trại chăn nuôi tổng hợp gồm: cá, ba ba, ếch, gà, vịt.
Hằng năm gia đình anh xuất trên 10 nghìn con gia cầm thương phẩm, 3 tấn lợn thịt, 1,5 tấn cá... cho doanh thu đạt 1 tỷ đồng, thu lãi hơn 500 triệu đồng. Hà là thanh niên đầu tiên xây dựng trang trại và khởi nghiệp thành công từ mô hình trang trại kiểu mới trên cả huyện miền núi Na Hang. Anh được T.Ư Đoàn tặng giải thưởng Lương Định Của năm 2016.
Theo Tiền Phong
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã