Chạy dọc theo một con đường đất nhỏ sau lưng núi Nam Quy chúng tôi tìm đến vườn một hộ dân trồng ổi tại ấp phnôm pi, xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn. Tại vườn nhà anh Nguyễn Văn Ưa (1971) chúng tôi tận mắt chứng kiến một vườn ổi xanh um cao chỉ khoảng 2m sum suê trái đang trong mùa thu hoạch. Vợ anh là chị Nguyễn Thị Thiệt (1973) vui vẻ mời chúng tôi vào nhà và không quên lựa ra những trái ổi to, giòn mời khách.
Trước đây anh Ưa và vợ đến với nhau khi còn đôi bàn tay trắng, sự khó khăn trong cuộc sống tại thị trấn Chi Lăng, Tịnh Biên đã đẩy đưa anh Ưa cùng vợ và đứa con trai lớn tìm đến vùng đất ven triền núi Pnôm Pi, xã Châu Lăng, Tri Tôn để lập nghiệp từ năm 1992. Lúc mới bắt đầu hai vợ chồng chỉ biết làm thuê, làm mướn kiếm tiền trang trải, lo cho bữa ăn hằng ngày, cũng như cho con được ăn học.
Chị Nguyễn Thị Thiệt chia sẻ: Năm 2015, được sự giới thiệu của một người bà con ở Tiền Giang, anh bắt đầu trồng thử nghiệm giống ổi Lê trên 3 công đất phía sau nhà. Đây là giống ổi có mùi thơm, thịt dày màu trắng, ít hột, khi thưởng thức có vị ngọt thanh và giòn. Ngoài ra anh còn đầu tư thêm 1 giếng khoan và hệ thống đường ống bơm tưới cho vườn ổi vào mùa hạ, với kinh phí trên 30 triệu đồng.
Với địa hình đất núi, thỗ nhưỡng khá phù hợp, quá trình trồng anh chỉ bón phân chuồng và một ít phân NPK. Sau 9 tháng trồng cây bắt đầu ra hoa và 1 năm thì cho thu hoạch lần đầu tiên. Cái hay của loại ổi này là nó cho trái quanh năm, ngoài lứa đầu tiên tập trung thì đến nay anh Ưa vẫn thu hoạch bán hằng ngày. Cứ 6 tháng là anh bỏ thêm phân chuồng khoảng 200 kg, bình quân chi phí chỉ 8.000đ/bao 40 kg phân bò và tro bếp chỉ 4.000đ/bao, anh không có sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hay phân hóa học, nên vườn ổi của anh có thể nói là vườn ổi sạch. Trồng loại ổi này vốn ít, không quá kì công chăm sóc mà bán có giá nên anh Ưa cũng thấy phấn khởi lắm. Hằng ngày ổi vợ chồng anh hái không đủ bán cho bà con xung quanh và thương lái, mỗi ngày anh thu hoạch được từ 100 đến 200kg ổi với giá bán dao động từ 8.000đ đến 10.000đ/kg tại vườn.
Anh Nguyễn Văn Ưa chia sẻ: “Ổi ở đây bán có giá là do ít sử dụng phân và thuốc hóa học nên người mua cảm thấy an tâm sử dụng, vườn ổi thì cho trái quanh năm chứ không theo mùa như các loại trái cây khác nên cũng có thu nhập hằng ngày”.
Hiện tại trước nhà anh có hơn 5,5 công hoa màu chủ yếu trồng đan xen giữa cà và bắp, nhưng giá cả hoa màu thì không ổn định. Nhận thấy hiệu quả từ mô hình trồng ổi, vừa ít tốn công, ít tốn chi phí lại được người tiêu dùng ưa chuộng mà lợi nhuận cao, vợ chồng anh đang có ý định chuyển hẳn diện tích đất còn lại sang làm vườn trồng ổi.
Không thỏa mãn với những kết quả đạt được hiện nay gia đình anh Ưa, chị Thiệt đang cố gắng tìm tòi những mô hình mới hiệu quả để áp dụng vào diện tích đất canh tác gần 2 hecta đất rẫy và đất ruộng ven triền núi Pnôm Pi của mình.
Theo Báo An Giang
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã