Học tập đạo đức HCM

Những tỉ phú nông dân công nghệ cao

Chủ nhật - 23/03/2014 23:44
“Nông dân ở đây rất giàu. Nhiều người đã có ôtô đắt tiền và biệt thự tại thành phố (Đà Lạt),” ông Tuấn nói.
nhung-ti-phu-nong-dan-cong-nghe-cao

Nông dân ở đây rất giàu. Nhiều người đã có ôtô đắt tiền và biệt thự.

Cho đến bây giờ, sau 12 năm, anh Nguyễn Trọng Bằng vẫn cho rằng quyết định sáng suốt nhất của mình là từ bỏ công việc ổn định tại một công ty xuất nhập khẩu ở TP.HCM và đến Đà Lạt để làm nông dân.

“Thu nhập của tôi giờ rất tốt,” người đàn ông 40 tuổi này nói trong khi đang dẫn những người khách vào vườn hoa của mình.

“Đây là mỏ vàng của tôi,” anh nói và chỉ vào vườn địa lan rộng 1.500 m2 và bên trái anh là một vườn hồng môn rộng 1.000 m2.

Anh cho biết 1/3 số hoa được bán cho công ty Dalat Hasfarm để xuất khẩu, trong khi số còn lại được bán tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng, nhưng không có đủ hoa để bán.

Với vốn đầu tư vào 2 vườn hoa là khoảng 15 tỉ đồng và 1/3 được vay từ ngân hàng, đây là số tiền khá lớn đối với một người nông dân. Tuy nhiên, anh Bằng cho biết, doanh thu trung bình từ 2 vườn hoa đó trong những năm gần đây là khoảng 7 tỉ đồng/năm. Lợi nhuận chiếm khoảng 35-40% doanh thu. Theo anh, thành công này là nhờ ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp. Do biết cách chăm sóc và trồng hoa theo kỹ thuật mới, cũng như biết kết hợp công nghệ nhà kính và tưới tiêu tự động, vườn hoa của anh lúc nào cũng cho ra những bông hoa có chất lượng.

“Tôi học bí quyết và kinh nghiệm từ các chuyên gia nông nghiệp, chuyên gia ở những công ty cung cấp giống cây trồng và cả những người nông dân khác,” anh nói.

Anh Bằng không phải là trường hợp duy nhất tại Lâm Đồng. Nếu đến đây, không khó để tìm ra những tỉ phú làm giàu từ việc trồng hoa, rau và các loại củ quả khác trong những khu nhà kính, nhà lưới.

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lâm Đồng, tại đây có hơn 30.000 ha đất trồng trọt áp dụng công nghệ cao và con số này được dự tính sẽ còn tăng cao hơn nữa.

Câu chuyện về nông nghiệp công nghệ cao tại Lâm Đồng bắt đầu từ năm 1994, khi Dalat Hasfarm, công ty xuất khẩu hoa lớn nhất của Việt Nam, xây dựng khu nhà kính tại địa phương.

“Sau khi thấy Dalat Hasfarm thành công với mô hình trồng trọt mới, một số nông dân đã thử đầu tư và bây giờ thì mô hình này đã lan rộng khắp cả tỉnh,” ông Chu Anh Tuấn, Trưởng phòng Tín dụng của Agribank Lâm Đồng, nói.

Ông cho biết trong thập kỷ qua, Agribank Lâm Đồng đã cấp tín dụng cho hàng ngàn nông dân trong tỉnh để thực hiện các dự án nông nghiệp công nghệ cao. Một điều đáng chú ý là hầu hết những người vay vốn đều thành công.

“Nông dân ở đây rất giàu. Nhiều người đã có ôtô đắt tiền và biệt thự tại thành phố (Đà Lạt),” ông Tuấn nói.

Tuy nhiên, với kinh nghiệm hơn 10 năm làm nông nghiệp, anh Bằng thừa nhận rằng những công nghệ tiên tiến nhất trong nông nghiệp vẫn chưa được nông dân Lâm Đồng ứng dụng. Từ những chuyến đi thăm Nhật và tìm hiểu về nền nông nghiệp Hà Lan, anh cho rằng nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam vẫn còn thua xa các nước.

Mặc dù vậy, đối với nông dân ở Lâm Đồng, nông nghiệp công nghệ cao đã mang lại cho họ một đời sống mới.

Ông Trần Văn Tình tại thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Đơn Dương, cho biết ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao đã giúp ông giảm thiểu được rủi ro như sâu bệnh hay ảnh hưởng xấu của thời tiết. Thu nhập cũng tốt hơn do chất lượng sản phẩm được đảm bảo.

Cách đây 2 năm ông quyết định vay 700 triệu đồng từ Agribank để đầu tư 500 m2 hệ thống nhà lưới để trồng cà chua và ớt Tây. Chỉ sau một thời gian ngắn, khoản đầu tư này đã mang lại cho ông thu nhập tốt hơn và hiện tại ông đã nghĩ đến việc mở rộng diện tích trồng trọt và thuê thêm nhân công.

Nếu như Đà Lạt là đất trồng hoa thì Đơn Dương (Lâm Đồng) lại là đất nổi tiếng về trồng rau. Lượng rau ở đây chiếm tới một nửa số rau của Lâm Đồng xuất đi các nơi khác.

Chủ tịch xã Ka Đô, huyện Đơn Dương Nguyễn Khánh Chỉnh cho biết nông nghiệp công nghệ cao đã được ứng dụng tại đây từ năm 2005. Hiện tại, có tới 70% diện tích trồng rau của xã được trồng trong nhà kính và nhà lưới. Theo ước tính của ông Chỉnh, thu nhập trung bình của hộ nông dân có ứng dụng công nghệ cao vào khoảng 2 tỉ đồng một năm.

Anh Nguyễn Phong Phú, một nông dân đã ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp gần 10 năm tại Thạnh Mỹ, nhận xét: “Tôi nghĩ nông nghiệp vẫn là một lĩnh vực có nhiều lợi nhuận, có điều là sẽ khai thác thế nào thôi”

Theo nhipcaudautu.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập92
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại811,816
  • Tổng lượt truy cập90,875,209
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây