Học tập đạo đức HCM

Nuôi cá rô phi theo GAP

Thứ hai - 16/12/2013 04:30
Để nâng cao giá trị sản xuất cá rô phi đơn tính trên địa bàn miền núi, từ cuối tháng 4/2013, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cùng Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng triển khai xây dựng 4 mô hình “Nuôi ghép cá rô phi đơn tính đực theo quy trình GAP” tại xã Tân Văn và xã Đông Thanh, huyện Lâm Hà, bước đầu đạt hiệu quả kinh tế khá cao.

Bốn hộ tham gia có nhiều kinh nghiệm nuôi cá nước ngọt, mỗi gia đình hợp tác nuôi cá rô phi đơn tính đực theo GAP với diện tích mặt nước từ 2.000 - 3.000m2. KS. Nguyễn Văn Thành, người trực tiếp tổ chức thực hành mô hình, cho biết: Trước tiên, cán bộ kỹ thuật cùng 4 chủ mô hình cải tạo, làm vệ sinh sạch sẽ hồ nuôi, xử lý nước bằng vôi bột nông nghiệp, hóa chất và các chế phẩm sinh học nằm trong danh mục được phép sử dụng nuôi trồng thủy sản trên cả nước. Tiếp theo là thả cá giống khỏe, hình dáng bên ngoài tươi sáng, không bị dị hình, dị tật; gồm 70% giống cá rô phi đơn tính đực, kích cỡ từ 4 - 6cm; 30% nuôi ghép gồm cá chép lai (kích cỡ chiều dài 4 - 6cm/con), cá mè và cá trắm cỏ (kích cỡ trên 12cm/con); mật độ 2,5 con/m2. Trong quá trình chăm sóc cá và quản lý hồ nuôi (kéo dài khoảng 7 tháng), cán bộ kỹ thuật luôn bám sát, hướng dẫn nông dân cách bảo vệ nguồn nước xanh trong; cách sử dụng thuốc kháng sinh an toàn để giảm thiểu ô nhiễm môi trường; phương pháp ghi chép nhật ký “trưởng thành” của cá hàng ngày cùng những phát sinh mới về điều kiện môi trường, thời tiết xung quanh hồ nuôi …

Đến đầu tháng 12/2013, trọng lượng thu hoạch bình quân của cá rô phi thuộc 4 mô hình đạt 0,6 kg/con. Với giá thị trường 30.000 đồng/kg, trừ chi phí, lãi từ 22 - 26 triệu đồng/1.000m2. “Nếu làm phép tính trên 1ha mặt nước, với kỹ thuật theo GAP, trong 7 tháng sẽ thu 13 tấn cá rô phi và gần 10 tấn cá mè, chép, trắm cỏ nuôi ghép…”, KS. Thành nói. 

So sánh với nuôi thông thường, mô hình nuôi cá rô phi đơn tính đực theo GAP rút ngắn thời gian thu hoạch đến 3 tháng; năng suất thu hoạch cá thương phẩm cao hơn từ 30 - 35%. Tuy nhiên, có 1 mô hình không đạt yêu cầu do thả cá giống gặp mưa kéo dài, việc xử lý nguồn nước mưa trong hồ không kịp thời và không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, dẫn đến số cá nuôi chết với tỷ lệ tăng nhiều trong quá trình chăm sóc, kết quả chỉ thu lãi gần 8,2 triệu đồng/1.000m2 mặt nước. 

Hiện các chủ mô hình đang cải tạo hồ nuôi, chuẩn bị xuống giống lứa mới, hứa hẹn là điểm trình diễn giúp nông dân nhân rộng mô hình, đạt hiệu quả kinh tế cao hơn.

Văn Việt
Nguồn:kinhtenongthon.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập384
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại798,320
  • Tổng lượt truy cập90,861,713
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây