Học tập đạo đức HCM

Nuôi con "khó chiều": Phải cần mẫn và yêu nghề lắm mới làm được

Thứ sáu - 14/07/2017 05:06
Nghệ An là nơi có nhiều làng nghề trồng dâu, nuôi tằm truyền thống. Ngoài tạo việc làm, thu nhập ổn định cho hàng nghìn lao động, các làng nghề này còn là nơi lưu giữ nét văn hoá truyền thống ở các địa phương.

Gia đình ông Nguyễn Trọng Giáp ở xóm 10, xã Nghĩa Đồng (Tân Kỳ) có gần 20 năm trong nghề trồng dâu nuôi tằm. Năm vừa rồi, gia đình ông nuôi tằm 7 - 9 lứa, đạt 100 kg kén; với giá bán 70.000 đồng/kg kén vàng, 120.000 đồng/kg kén trắng, ông thu nhập khoảng 20 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi 14 - 15 triệu đồng. Ảnh: Phương Thúy

 nuoi con 'kho chieu': phai can man va yeu nghe lam moi lam duoc hinh anh 2

Tằm là giống “khó chiều”, người nuôi phải cần mẫn và yêu nghề thì mới trụ lại được. Chu kỳ sinh trưởng của con tằm trong vòng 25 ngày thu hoạch 1 lứa kén. Nuôi tằm tuy lợi nhuận thu về một lần không lớn bằng các đối tượng nuôi khác, nhưng có thu nhập thường xuyên vì nó kéo dài từ tháng 2 đến tháng 10. Ảnh: Phương Thúy

 nuoi con 'kho chieu': phai can man va yeu nghe lam moi lam duoc hinh anh 3

Quá trình ươm diễn ra trong khoảng từ 5 - 8 ngày. Theo ông Trần Văn Ngà ở xóm 3, Đặng Sơn,(Đô Lương) - người có gần 20 năm kinh nghiệm trong nghề thì nếu không sản xuất kịp tằm sẽ nở thành bướm, vì vậy cần phải là khẩn trương sản xuất. Hiện nay bà con đã tìm cách khắc phục, bằng việc cho kén vào nhà lạnh (khoảng 16 độ C) để làm chậm quá trình kén nở từ 10 - 16 ngày. Ảnh: Phương Thúy

 nuoi con 'kho chieu': phai can man va yeu nghe lam moi lam duoc hinh anh 4

Làng nghề dâu tằm Xuân Như, xã Đặng Sơn (Đô Lương) là một trong những làng nổi tiếng với nghề truyền thống ươm tơ kéo sợi. Hiện ở Xuân Như có 6 gia đình hình thành tổ ươm tơ kéo sợi với quy mô lớn, tạo việc làm cho gần 60 lao động, chưa kể các điểm ươm tơ nhỏ lẻ khác. Những ngày này, bà con đang tập trung sản xuất để tạo nên sản phẩm kén, tơ chất lượng. Ảnh: Phương Thúy

 nuoi con 'kho chieu': phai can man va yeu nghe lam moi lam duoc hinh anh 5

Xưởng ươm tơ kéo sợi của gia đình ông Trần Văn Tài, xã Đặng Sơn là 1 trong 6 xưởng ươm của làng nghề Xuân Như có tiếng về tạo tơ chất lượng. Ảnh: Phương Thúy

 nuoi con 'kho chieu': phai can man va yeu nghe lam moi lam duoc hinh anh 6

Để đạt năng suất từ 3,5 - 4 kg tơ mỗi ngày, người dân làng nghề Xuân Như đã đầu tư kinh phí xây dựng nồi hơi, thay thế công nghệ đốt than trước đây sang đốt củi, tiết kiệm được chi phí và tăng hiệu suất. Ảnh: Phương Thúy

 nuoi con 'kho chieu': phai can man va yeu nghe lam moi lam duoc hinh anh 7

Để có sản phẩm đạt chất lượng là khi tằm đang đóng kén, người nuôi phải hong nắng và sưng sấy sao cho kén khô, thơm và khi ươm kén không bị tan, cho sợi tơ vàng óng, thuận lợi cho người ươm tơ. Ảnh: Phương Thúy

 nuoi con 'kho chieu': phai can man va yeu nghe lam moi lam duoc hinh anh 8

Sau quá trình ươm tơ, kén được lấy ra phơi nắng từ 2 - 3 ngày, hong càng khô thì tơ càng óng và bảo quản được lâu; giá tơ vàng hiện nay là 600.000 đồng/kg, tơ trắng 860.000 đồng/kg. Ảnh: Phương Thúy

 nuoi con 'kho chieu': phai can man va yeu nghe lam moi lam duoc hinh anh 9

Nhộng tằm là một trong những món ăn được nhiều người ưa thích, bởi giá trị dinh dưỡng cao. Nhộng tằm hiện có giá từ 50.000 - 70.000 đồng/kg. Ảnh: Phương Thúy

 nuoi con 'kho chieu': phai can man va yeu nghe lam moi lam duoc hinh anh 10

Với điều kiện đất đai thuận lợi, nên từ lâu người dân xã Đặng Sơn đã gắn bó với nghề trồng dâu nuôi tằm. Hiện nay, toàn xã có khoảng 40 hộ dân tham gia trồng dâu với diện tích gần 30ha. Từ đầu vụ xuân đến nay, sản phẩm kén tằm của xã đạt khoảng 7,5 tấn (trong đó sản xuất tại địa phương là 4,5 tấn), góp phần tăng thu nhập khá cho các hộ. Ảnh: Phương Thúy

                                                                                                                                                                                                                                                     Theo Phương Thúy (Báo Nghệ An)
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập298
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại829,720
  • Tổng lượt truy cập90,893,113
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây