Học tập đạo đức HCM

Nuôi rắn trong… hộc tủ

Thứ tư - 16/10/2013 04:17
Năm 2010, anh Nguyễn Văn Đạng (thường gọi là Bảy Đạng), ở ấp An Hòa, xã Khánh Bình (huyện An Phú, An Giang), với số vốn ban đầu vài triệu đồng, anh mua một cặp rắn hổ hèo (dân gian gọi là rắn ráo trâu) đã trưởng thành rồi nhân giống, ép cho đẻ. Nay anh đã đầu tư hàng trăm triệu đồng mở rộng chuồng trại, rồi mua giống rắn hổ hèo về gây nuôi.

Loài rắn này rất dễ nuôi, mau lớn, nếu chăm sóc đúng “bài bản” thì sau 6 tháng là rắn trưởng thành. Mỗi con giống cân nặng từ 1 - 1,5kg. Thức ăn chủ yếu cho rắn cũng dễ tìm, như ếch, nhái, chuột, rắn mối… Mùa này bắt đầu vào mùa nước nổi, ếch, nhái, chuột chạy lũ về tràn đồng nên thức ăn của rắn hổ hèo không phải lo nhiều. Khoảng 1 năm tuổi, rắn sẽ tự phối giống và bắt đầu đẻ, mỗi lứa từ 10 - 20 trứng, tỷ lệ nở đạt từ 85% - 95%.

Với thành công đó, trang trại của anh Bảy đã có trên 200 rắn bố mẹ, 300 rắn lứa và nhiều rắn con mới nở. Đó là chưa kể số rắn giống đã bán ra hơn hàng chục ngàn con trong mấy năm qua, giá một cặp rắn giống đã trưởng thành cũng trên dưới 2,5 triệu đồng. 

Nói về cái duyên với nghề nuôi rắn hổ hèo, ông Bảy Đạng trần tình: “Cũng nhờ thằng con đi ra tỉnh Bình Thuận chơi, thấy bạn nuôi rắn trong hộc tủ làm bằng gỗ, thùng xốp cũng lạ và hiệu quả nên nó dẫn tui ra tận đó học hỏi. Sau khi tìm hiểu rõ về cách nuôi, tui đã mua rắn giống về nuôi thử. Thấy công việc thuận lợi, tui nuôi rắn hổ hèo giống cho tới giờ”. Hiện anh Bảy đang nuôi gần 1.000 “mỹ nữ” rắn cái chuyên đẻ và đang ấp khoảng 2.000 trứng rắn.

Trong căn nhà rộng khoảng 500m² của anh Bảy, đâu đâu cũng có những kệ, tủ, thùng xốp được dựng sát vách tường. Mỗi tủ có chiều dài từ 2 - 4m, mặt sau được đóng kính, mặt trước ông chia thành nhiều hộc nhỏ. Mỗi hộc có diện tích như nhau, ngang 30cm, dài (chiều sâu) 50cm, có cửa mở, đóng đàng hoàng. Tính hết các tủ ở đây thì có trên 1.000 hộc. Nói về tính hiệu quả của cách nuôi độc đáo này, anh Bảy cho biết: “Nuôi theo mô hình này tuy tốn kém hơn cách nuôi trong bể, nhưng được cái là mình tiết kiệm được diện tích và có thể nuôi ngay trong nhà ở của mình. Cái tiện nữa là con nào bỏ ăn hay bệnh dễ nhận biết ngay do mỗi con một hộc tủ, không lẫn lộn với con khác. Vì cách nuôi này mà tỷ lệ hao hụt giảm nhiều, người nuôi có lời là chỗ đó”.

Một cán bộ Phòng NN-PTNT huyện An Phú, nhận xét: “Bấy lâu nay, chỉ nghe nói đến việc nuôi rắn trong bể, trong ao hoặc thả vườn… chứ chưa nghe nói đến việc nuôi, ấp rắn trong hộc tủ, thùng xốp. Bởi vậy, mô hình nuôi rắn trong tủ, ấp trứng trong hộp xốp của anh Bảy được xem là mô hình đầu tiên ở ĐBSCL. Tuy nhiên, về hiệu quả thực tế của mô hình này như thế nào thì phòng sẽ tiếp tục theo dõi để có đánh giá xác thực trước khi nhân rộng cho bà con nông dân nuôi”.

Theo thống kê chưa đầy đủ của Chi cục Kiểm lâm An Giang, năm 2012 chỉ vài hộ đến đăng ký thủ tục nuôi rắn hổ hèo tại Phòng Bảo vệ rừng và Bảo tồn thiên nhiên. Còn hiện tại đã có trên 40 hộ đăng ký gây nuôi loại động vật hoang dã này, với số lượng lên đến gần 7.000 con, giá mỗi con giống bố mẹ từ 800.000 - 1.000.000 đồng/kg.

 

Theo Báo Sài Gòn giải phóng

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập401
  • Máy chủ tìm kiếm14
  • Khách viếng thăm387
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại797,335
  • Tổng lượt truy cập90,860,728
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây