Mô hình nuôi tôm lót bạt đáy ao của Công ty Cổ phần Thực phẩm BIM Kiên Giang.
Điển hình trong số đó phải kể đến Công ty Cổ phần Thực phẩm BIM Kiên Giang. Công ty đã thay đổi phương thức sản xuất nuôi tôm công nghệ cao từ nuôi ao đất sang lót bạt đáy ao để nuôi tôm với mật độ 200-250 con/m2.
Ông Huỳnh Chí Thanh - cán bộ phụ trách khu nuôi Công ty Cổ phần Thực phẩm BIM Kiên Giang cho biết: đáy ao lót bạt được sục ôxy và hút chất bẩn tầng đáy 2-3 ngày/lần, sau gần một tháng thả nuôi, tôm thẻ chân trắng đạt 1.000 con/kg sẽ chuyển sang ao nuôi thương phẩm.
Ông Quảng Trọng Thao (bìa phải) trao đổi với cán bộ quản lý khu nuôi tôm về mô hình nuôi tôm công nghiệp bằng lót bạt đáy ao
Được biết, chi phí đầu tư theo mô hình nuôi tôm lót bạt đáy ao 1.000m2 cần vốn đầu tư khoảng 50 triệu đồng, sử dụng trong 5 năm và qua thực tế chỉ cần 1-2 vụ đã có thể hoàn vốn. So với phương pháp truyền thống thì cách nuôi tôm lót bạt đáy ao giảm chi phí nuôi xuống 20%, tỷ lệ tôm sống đạt 80-95% và gia tăng số vụ nuôi trong năm.
Với thành công từ năm 2016, trong năm 2017, Công ty tiếp tục áp dụng môi hình nuôi tôm lót bạt đáy ao, với diện tích 150ha, dự kiến sản xuất 3 vụ, sản lượng khoảng 6.000 tấn tôm.
Ngoài hình thức nuôi tôm lót bạt đáy ao, một số hộ dân đang áp dụng hình thức nuôi tôm theo quy trình tuần hoàn khép kín. Ông Đào Thọ Quí, ngụ khu phố 5, phường Đông Hồ (thị xã Hà Tiên), một hộ áp dụng hệ thống ao nuôi theo quy trình tuần hoàn khép kín, cho biết: Mô hình này một năm mới lấy nước một lần. Hệ thống gồm ao vèo và ao nuôi. Trong suốt quá trình nuôi, nước sẽ tuần hoàn khép kín, gần như không thay nước, chỉ cung cấp một lượng nước để bù lượng nước hao hụt do bốc hơi.
“Sau khi hệ thống được vận hành, hệ thống lọc phải hoạt động hằng ngày và suốt vụ nuôi, duy trì liên tục hoạt động của hệ thống sục khí, do vậy nguồn điện phải luôn ổn định. Với mức đầu tư khoảng 300 triệu đồng/1.000m2, kinh phí để cải tạo ao cũng nhiều. Do đó các hộ nuôi nhỏ lẻ phải liên kết để có được diện tích nuôi lớn hơn, cùng nhau hùn vốn lại để thực hiện mô hình”, ông Quý chia sẻ.
Với diện tích 19ha, ông Quí bố trí 4 ao vèo, 8 ao nuôi, khoảng 80% diện tích nuôi để làm ao lắng chứa theo hệ thống. Tôm giống được thả nuôi trong ao vèo, sau 27 ngày thì thả qua ao nuôi. Ao nuôi có diện tích 3.600m2, mật độ con giống trong ao vèo 1.000 con/m2, trong ao nuôi là 200 con/m2.
Ông Quảng Trọng Thao - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang cho biết: Ưu thế của mô hình nuôi tôm theo quy trình tuần hoàn khép kín là tiết kiệm nước, tỷ lệ tôm sống cao, năng suất cao gấp nhiều lần cách nuôi bình thường, chất lượng thủy sản nuôi được đảm bảo và không gây ô nhiễm môi trường.
Nuôi tôm lót bạt đáy ao và nuôi tôm theo quy trình tuần hoàn khép kín là hướng đi mới giúp người nuôi tôm nâng cao năng suất, mở ra phong trào ứng dụng khoa học công nghệ trên vùng nuôi tôm.
Theo Ngọc Quyên/baotrangtraiviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã