Nhàn hạ, khỏe người
Gia đình bà Nguyễn Thị Đức ở thôn Tiền Lệ, xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức là một trong những hộ được hưởng lợi từ chương trình trồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP, nhờ thế mà thu nhập cũng như sức khỏe của gia đình bà Đức luôn được bảo đảm. Bà Bà Đức cho hay: “Trồng rau VietGAP áp dụng công nghệ mới giúp hạn chế sức người nhờ thế mà bà con trồng rau nơi đây rất nhàn hạ mà thu nhập, sức khỏe vẫn được nâng cao”.
Nghề trồng rau VietGAP đang mang lại thu nhập ổn định cho người dân thôn Tiền Lệ,
xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức (Hà Nội). Hải Đăng
Năm 2010, thôn Tiền Lệ là địa phương duy nhất được Công ty TNHH Syngenta Việt Nam hỗ trợ 2,5ha nhà lưới, cùng với đó đơn vị này đã cử nhiều kỹ sư về “nằm vùng” hướng dẫn bà con ở đây thực hiện quy trình kỹ thuật gieo trồng rau theo tiêu chuẩn mới. Nhớ lại kỷ niệm cũ bà Đức bảo: “Thời gian đầu cán bộ thôn, xã đến tuyên truyền làm rau an toàn, gia đình tôi và một số hộ trong thôn cũng còn băn khoăn nhưng sau hồi suy nghĩ chúng tôi vẫn quyết định mạnh dạn làm, áp dụng công nghệ mới nhờ thế mà giờ đã thành công rồi”.
Ngay khi tiếp quản nhà lưới, HTX NN Tiền Lệ đã tiến hành giao thầu cho 18 hộ trong thôn với mục đích chính là gieo trồng các giống rau cải theo quy trình sản xuất rau an toàn.
Anh Nguyễn Khắc Đạo ở thôn Tiền Lệ, là 1 trong 18 hộ tiên phong nhận thầu làm rau VietGAP, đến nay gia đình anh Đạo đã có thu nhập trên dưới 100 triệu đồng/năm nhờ mô hình mới này. Anh Đạo cho hay: “Cải là loại rau ăn lá phổ biến với người tiêu dùng, đặc biệt là người tiêu dùng Thủ đô, rau cải vốn là loại rau chỉ gieo trồng được vào vụ đông, nhưng khi gieo trồng trong nhà lưới lại có thể mang lại thu hoạch cao kể cả khi trái vụ (vụ hè thu)”.
Các loại rau cải được gieo trồng chủ yếu ở Tiền Lệ như cải mơ, cải ngọt, cải chíp, cải bó xôi. Trong đó, cải mơ là giống rau cải chỉ có gieo trồng được trái vụ trong nhà lưới, còn bên ngoài thì không thể gieo trồng được.
Đến nay, HTX rau an toàn Tiền Lệ đã có 2.000 xã viên với 46ha đất sản xuất, trong đó có 31ha được chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP với sản lượng bình quân đạt trên dưới 300 tấn/năm, đáng nói trong đó có nhiều hộ sản xuất rau có thu nhập cao hàng trăm triệu đồng/năm. |
Thu nhập trên dưới 500.0000 đồng/người/ngày
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Hào – Giám đốc HTX rau an toàn Tiền Lệ, xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức cho biết, hiệu quả từ mô hình gieo trồng rau VietGAP, đặc biệt là mô hình trồng trong nhà lưới ở thôn đã được khẳng định, rau trồng trong nhà lưới chỉ mất khoảng từ 20 - 25 ngày là được thu hoạch (giảm hơn từ 5 - 7 ngày so với mô hình trồng rau thường). Trung bình một năm thu hoạch được 10 - 11 lứa rau trong nhà lưới, mỗi lứa đạt từ 5 - 6 tạ rau/sào. Đặc biệt, nhờ việc trồng rau trong nhà lưới, các hộ sản xuất được quanh năm, rau đảm bảo an toàn được các doanh nghiệp, cửa hàng, siêu thị trong nội thành thu mua hết với giá cao và ổn định (trung bình từ 11.000 - 25.000 đồng/kg, tùy thời điểm)”.
Cũng theo ông Hào, điều mà người dân tâm đắc nhất khi sử dụng mô hình nhà lưới là có thể hạn chế phần lớn phân bón và thuốc trừ sâu so với trồng rau bên ngoài. Bởi trồng rau trong nhà lưới giảm sự rửa trôi phân bón do mưa, giảm bay hơi nước do đó không mất nhiều công tưới. Đặc biệt, nhà lưới có tác dụng giảm động của mưa, không tạo điều kiện cho bệnh phát triển, do đó không phải sử dụng đến thuốc bảo vệ thực vật.
Ông Hào cho biết thêm, bên cạnh đó, các hộ dân được nhận thầu trong nhà lưới được huấn luyện về quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), tuân thủ quy trình sản xuất rau cải an toàn theo hướng VietGAP, phân bón sử dụng 100% là phân gà ủ mục từ 5 - 7 tháng, sử dụng các chế phẩm sinh học hoặc các biện pháp thủ công để làm sạch cỏ, diệt trừ sâu bệnh như ngắt ổ trứng, bắt giết sâu non khi mật độ thấp, sử dụng bẫy bả chua ngọt khi xuất hiện bướm sâu khoang…
Hơn 10 năm trồng rau, chưa khi nào gia đình ông Nguyễn Văn Hải ở thôn Tiền Lệ, xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức lại cảm thấy công việc trồng trọt nhàn hạ, đặc biệt là đầu ra cho sản phẩm cũng rất dễ dàng. Trò chuyện với chúng tôi, ông Hải bảo: “So với giá bán ngoài chợ, giá rau an toàn VietGAP luôn được giá cao hơn, có thời điểm bà con bán được 25.000 đồng/kg. Riêng cá nhân tôi có ngày thu nhập lên đến trên dưới 500.000 đồng/ngày” – ông Hải tiết lộ.
Theo Hải Đăng/ Dân Việt
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã