Học tập đạo đức HCM

Nuôi vịt an toàn trên cạn

Thứ năm - 09/06/2016 23:50
Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, nuôi vịt theo phương thức nuôi khô là một tiến bộ kỹ thuật đã được khuyến nông các tỉnh phía Nam ứng dụng và triển khai

Phương thức này cho hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo kiểm soát dịch bệnh và an toàn vệ sinh môi trường.

Khi nói tới nuôi vịt, bà con nông dân thường nghĩ ngay tới vùng đồng bằng sông nước, nơi có những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay. Tuy nhiên, khi đến với những cánh rừng cao su bạt ngàn tại Bình Dương, nhiều người bất ngờ chứng kiến mô hình nuôi vịt thịt kiểu mới, đó là nuôi vịt dưới tán rừng với phương thức nuôi khô và sử dụng đệm lót sinh học.

Theo TS Nguyễn Văn Bắc, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, mô hình nuôi vịt khô của anh Trần Văn Lý (xã Vĩnh Hòa, huyện Phú Giáo, Bình Dương) rất đáng để học hỏi. Anh Lý có thâm niên 8 năm nuôi vịt.

Với mô hình nuôi 1.800 con vịt giống Grimaud, sau 50 ngày nuôi, vịt đạt 3,2 - 3,4 kg/con, chất lượng thịt và trứng vẫn đảm bảo theo yêu cầu thị trường. Sau khi xuất chuồng, trung bình mỗi con cho lời 30.000 đồng. Như vậy, đàn vịt chỉ sau 50 ngày đã đem lại cho anh Lý trên 50 triệu đồng tiền lời.

Phương thức nuôi vịt trên cạn sử dụng đệm lót sinh học có nhiều ưu điểm nổi bật: Vịt sinh trưởng và phát triển tốt, ít hao hụt. Vịt được che mát nhờ tán cao su, hạn chế tối đa mùi hôi, từ đó giảm bệnh về đường hô hấp; người nuôi không phải dọn chuồng mà chỉ cần bổ sung thêm chế phẩm men balasa vào đệm lót, giúp giảm tiền mua trấu làm nguyên liệu lót chuồng. Vịt thịt không bị chai chân hay trụi ức, hình thức đẹp, bán được giá cao.

Đặc biệt sau mỗi lứa vịt, người nuôi không mất thời gian ủ phân mà có thể dùng ngay phân vịt đã được xử lý để bón cho cây cao su.

Khi chăn nuôi theo phương thức này, bà con cần chú ý không để đệm lót sinh học bị ướt, đảm bảo độ dày đệm lót bằng trấu là 10cm, thường xuyên đảo tơi lớp đệm lót, tránh bị kết tảng hay vón cục. Mật độ nuôi phù hợp từ 4 - 5 con vịt/m2.

Cách làm đệm lót cũng rất đơn giản: Bà con lấy 1kg men Balasa, khoảng 0,5 lít nước sạch trộn đều với 2kg cám gạo hay bột bắp, sau đó cho vào bao ủ 2 ngày rồi lấy ra rắc đều cho 20m2 nền chuồng đã trải trấu dày 10cm và cào đều.

Với phương thức nuôi vịt khô, bà con nông dân sẽ tận dụng được tối đa quỹ đất dưới tán rừng cao su của gia đình, tạo thêm thu nhập bền vững.

Theo nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập99
  • Hôm nay23,019
  • Tháng hiện tại968,083
  • Tổng lượt truy cập91,031,476
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây