Học tập đạo đức HCM

"Ông vua" gà giống vùng đồng chiêm

Thứ tư - 22/06/2016 03:21
Hơn 20 năm giành tình yêu cho những con giống, trải qua biết bao thăng trầm, Ông Nguyễn Hữu Nam (thôn Châu Phong, xã Liên Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội) Đến nay ông đã trở thành chủ trại gà Việt Cường, chuyên cung ứng gà giống cho khắp các thị trường từ Bắc vào Nam, với lợi nhuận mỗi năm lên đến hàng tỷ đồng. Ông được người dân trong thôn cảm phục và gọi với cái tên trìu mến “Ông Vua” gà giống.

Dám nghĩ, dám làm
Ông Nguyễn Hữu Nam sinh ra và lớn lên tại vùng đồng chiêm (huyện Đông Anh) như bao người nông dân khác, quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” mà cảnh nghèo vẫn bủa vây lấy cuộc sống. Ký ức tuổi thơ của ông gắn liền với hình ảnh những cây lúa, con gà, con vịt trên cánh đồng quê. Ông ước mơ một ngày sẽ phát triển kinh tế bằng chính tình yêu đặc biệt của mình giành cho những con giống và hơn nữa là giúp quê hương “thay da đổi thịt”.

Ông Nguyễn Hữu Nam đang tiêm thuốc cho gà

Sau nhiều năm tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm và kỹ thuật sản xuất con giống từ những người đi trước trong khu vực. Năm 1988 ông quyết định sang bulgari để học hỏi kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu để có bước đột phá trong ngành nghề. Năm 1990 ông trở về nước với số tiền ít ỏi của gia đình cộng vay mượn của những thân, ông bắt tay vào công cuộc xây dựng cơ sở vật chất đầu tiên. Khi đó nhận thấy hoàn cảnh thị trường đất nước còn rất khó khăn do vậy ông đã đi ngược xuôi Bắc- Nam để tìm kiếm đầu ra.

Năm 1992 cơ sở sản xuất mới bắt đầu đi vào hoạt động, ban đầu chỉ là những trang trại nhỏ lẻ trong làng, có sức nuôi từ 500 đến 1.000 con gà giống, chủ yếu là gà Ri, gà Ta. Ông Nam chia sẻ: “muốn nuôi gà hiệu quả kinh tế cao, lâu dài, trước hết phải chú trọng đến khâu trọn giống, chuồng nuôi theo quy mô hiện đại khu kín và khu mở, đảm bảo thoáng mát tổng diện tích phải trên 8000m2, khu chăn nuôi được tổng vệ sinh thường xuyên, quạt làm mát bằng hơi cho gà vào mùa hè, đường ống dẫn nước tự động, thức ăn đảm bảo dinh dưỡng và tiêm vắc xin định kì… nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật lên trang trại của ông chưa một lần gặp phải dịch bệnh.
Cơ sở của ông ngày càng phát triển và mỗi năm thu lãi hàng trăm triệu đồng. Đến năm 2004 số lượng gà của trang trại đã lên đến 3.000 con, khi đang lo lắng về cơ sở vật chất không đáp ứng được số lượng gà giống thì may mắn lại mỉm cười với ông. Trong năm đó nhà nước có chính sách di rời trang trại ra bên ngoài khu dân cư, ông đã trúng thầu hơn 3 hécta, nắm bắt cơ hội để có một bước tiến xa trong công cuộc mở rộng trang trại và phát triển giống gà mới. Ông đã đầu tư phát triển giống gà Lương Phượng và thị trường tiêu thụ đầu tiên ông hướng đến là miền nam.
Tuy nhiên con đường kinh doanh không bao giờ là bằng phẳng, ông Nam kể, trận bão lịch sử năm 2004 đã cuốn phăng 2 dãy chuồng rộng hơn 3000 mvừa mới được xây dựng của ông, hơn 1 vạn con gà bay khắp cánh đồng. Chưa kịp phục hồi thì khó khăn lại ập đến, năm 2005 dịch cúm gia cầm tràn lan khiến đàn gà khỏe mạnh hàng nghìn con bị tiêu hủy và chỉ được nhà nước hỗ trợ 15 nghìn đồng/ con. Hàng tỷ đồng đầu tư đã “đội nón” ra đi, đã có lúc “ông vua” gà giống cũng phải rơi nước mắt.

Biến mất mát thành động lực
Sau những mất mát liên tiếp, ông Nam dường như cụt vốn. Nhiều đêm trằn trọc suy nghĩ tự nhủ bản thân đây chỉ là những khó khăn đầu tiên và phải có cuộc cách mạng trong tư duy, mở rộng thị trường phát triển. Năm 2006 ông “mạnh dạn” vay vốn ngân hàng để gây dựng lại trang trại và nhập 1.000 con gà giống nhưng lấy gà Lương Phượng và gà Ri làm chủ đạo vì đã có nhiều kinh nghiệm trong việc sản xuất và chăm sóc. Từ đó đến nay số lượng gà và cơ sở vật chất của trang trại không ngừng tăng lên, thị trường trải từ Bắc vào Nam.
Hiện tại cơ sở sản xuất của ông có 10 máy ấp, sản lượng gà giống là 1,5 vạn con/1 phiên/ 2 ngày, công suất chuồng nuôi của các trang trại vệ tinh là 6 vạn con, riêng công ty ông đã đáp ứng được 3 vạn. Ông kể cụ thể như: “giống gà Ri, Ai Cập bán chủ yếu tại thị trường Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Giang còn giống gà Lương Phượng, Ta lai chuyển vào khu vực Đắc Nông, Đắc Lắc, mỗi chuyến hàng vạn con và mỗi năm đem lại cho công ty hàng tỷ đồng”. Từ đầu năm 2016, từ sức ép cung vượt quá cầu, cùng với hàng nhập lậu từ Trung Quốc nên ông luôn trú trọng về chất lượng để tạo nên thương hiệu. Trong khi đất nước đang trong tiến trình đi vào thị trường hiệp định TPP, với tư duy không ngừng sáng tạo, đổi mới, ông dự định sẽ đẩy mạnh sản xuất giống gà Ri-dòng, giống gà địa phương mà không một nơi nào có.
Công Ty CPGGC Việt Cường do ông Nam làm chủ đã trải qua hơn hai mươi năm hình thành và phát triển, đến nay đã có hàng chục đại lý phân phối lớn nhỏ tại mỗi tỉnh trên toàn quốc và thông qua nhân viên quản lý tại địa phương đó ông sẽ nắm bắt được nhu cầu của thị trường để đáp ứng một cách tốt nhất. Vừa là giám đốc vừa là nhân viên nên hằng ngày ông vẫn đi kiểm tra và làm trực tiếp từ kỹ thuật đến con giống. Ông nói: “mình phải đi làm trực tiếp mới chỉ đạo được người khác và quán xuyến được trang trại”. Đặc biệt hơn năm 2014 trang trại Việt Cường rất vinh dự khi được bộ trưởng bộ NN&PTNT ông Cao Đức Phát đến thăm và trao bằng khen.
Mặc dù bận trăm công nghìn việc ở trang trại nhưng ông vẫn hoàn thành tốt công việc của một vị trưởng thôn, chăm lo cho cuộc sống của nhân dân, tạo công ăn việc làm cho hàng chục người dân trong thôn, giúp đỡ những hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn về con giống, kỹ thuật và vốn để tăng gia sản xuất. Với những thành tích kể trên hơn 10 năm liền ông nhận được giấy khen về hộ nông dân sản xuất và kinh doanh giỏi từ các cấp chính quyền xã, huyện, thành phố. Có thể nói, nhờ chịu khó tìm tòi, sáng tạo, giám nghĩ, giám làm và bằng tình yêu giành cho những con giống ông Nam đã làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.

Quang Thái

Nguồn: Hà Nội mới


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập427
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm421
  • Hôm nay83,424
  • Tháng hiện tại788,537
  • Tổng lượt truy cập90,851,930
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây