Học tập đạo đức HCM

Quảng Ngãi: Hiệu quả mô hình kinh tế trang trại ở xã Tịnh Thọ, huyện Sơn Tịnh

Thứ tư - 18/11/2015 20:55
Trong những năm gần đây, huyện Sơn Tịnh phát triển nhiều mô hình kinh tế trang trại. Các mô hình kinh tế này nếu được đầu tư đúng mức sẽ khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai và lao động ở địa phương, tạo ra nguồn nông sản phẩm có giá trị, góp phần nâng cao thu nhập của người dân. Mô hình kinh tế trang trại của ông Nguyễn Chừ, tại thôn Thọ Trung, xã Tịnh Thọ, huyện Sơn Tịnh là một mô hình thành công như thế.

Theo con đường liên xã từ ngã tư Hàng Da, xã Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh đi qua Chợ Ga xã Tịnh Thọ vài trăm mét, rồi men theo con kênh Thạch Nham xuống gần cây số, chúng tôi đến trang trại của ông Nguyễn Chừ  ở thôn Thọ Trung, xã Tịnh Thọ. Chúng tôi đến đúng lúc trang trại đang thu hoạch keo được đốn ngã nằm sắp lớp trên mặt đất, có gốc đường kính trên 50cm khiến mọi người không khỏi trầm trồ. Không như nhiều người trồng keo khác là cứ  4-5 năm là thu hoạch, trang trại của ông Chừ  trồng keo 8-10 năm mới thu hoạch. Do vậy nên cây keo của ông khi thu hoạch nặng ký hơn và được giá cao hơn. Với diện tích 1,5 ha keo thu hoạch, gia đình ông thu được 330 triệu đồng, gấp 5 lần so với 1,5 ha keo 5 năm tuổi.

 

Ông Chừ thu hoạch keo bán cho thương lái

 

Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Hùng (thôn Bình Bắc, xã Tịnh Bình) - người mua keo của trang trại ông Chừ cho biết: “Làm ăn mua bán từ xưa đến giờ, mấy chục năm trong đời, có một không hai đối với vườn keo này, chứ chưa có vườn keo nào mà cây bự như thế này hết, bình quân mỗi cây là 500k”g.

Ông Nguyễn Chừ, vốn là một người nông dân trồng dưa, với nguồn vốn từ thắng lớn vụ dưa năm 1998. Năm 2003, theo chủ trương tổ chức mô hình kinh tế trang trại ở huyện Sơn Tịnh, ông mạnh dạn tham dự xét duyệt đề án xây dựng trang trại. Đến năm 2004, sau nhiều khó khăn bước đầu, gia đình ông đã được cho thuê gần 4,5ha đất tại xã Tịnh Thọ và bắt đầu phát triển mô hình kinh tế trang trại tổng hợp. Ngoài 1,5 ha trồng keo, ông xây dựng 2 chuồng trại chăn nuôi gà qui mô mỗi chuồng từ 4.500- 5.000 con và 600m2 ao nuôi cá trê lai. Mô hình kinh tế trang trại của ông Nguyễn Chừ được xem là một mô hình trang trại khép kín với việc sử dụng ao nuôi cá lấy bèo làm thức ăn cho gà, sau đó sử dụng phân gà đã được xử lý để chăm bón cho cây keo. Điều này đảm bảo được vệ sinh phòng dịch cho cả trang trại, kiểm soát được dịch bệnh, không gây ô nhiễm môi trường. Do đó với gần chục năm nuôi gà, trang trại của ông Chừ chưa bao giờ xảy ra dịch bệnh chết hàng loạt, tỉ lệ gà chết do thời tiết hoặc bệnh cao nhất cũng chỉ 5-6% trong tổng số đàn gà. Hiện nay, trang trại của ông Chừ có 5-6 lao động thường xuyên với  mức lương là 4 triệu đồng/ tháng. Thu nhập hàng năm của trang trại đạt trên 500 triệu đồng.

 

Ông Nguyễn Chừ chia sẻ những kinh nghiệm xây dựng trang trại của mình:“Nuôi gà phải cố gắng phòng bệnh là chính, nước uống, rau ăn do trang trại tự cung tự cấp. Với cây lâm nghiệp, không như người khác trồng 4-5 năm là bán, tôi trồng 8-10 năm mới bán nên giá trị tăng lên”.

 

 

Từ nuôi gà ông Chừ thu về hơn nửa tỷ đồng/năm

Xây dựng mô hình kinh tế trang trại hiện nay cũng còn gặp nhiều khó khăn, nhưng với tầm nhìn và sự lao động cần mẫn của những người nông dân như ông Nguyễn Chừ, hiệu quả kinh tế của mô hình này đã được chứng minh và cần được nhân rộng và phát triển không chỉ ở huyện Sơn Tịnh mà cả ở các địa phương khác. Mô hình kinh tế trang trại phát triển mạnh sẽ đóng góp không nhỏ vào Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, góp phần đẩy mạnh việc hoàn thành Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới.

nguồn: khuyennongvn.gov.vn

 Tags: kinh tế, mô hình

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập294
  • Hôm nay47,044
  • Tháng hiện tại721,858
  • Tổng lượt truy cập90,785,251
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây