Học tập đạo đức HCM

Sáng tạo làm giàu trên đất cát bạc màu

Thứ năm - 06/04/2017 03:19
Nhờ những sáng tạo tưởng chừng rất vụn vặt, nhưng các hộ dân trồng rau trên đất cát bạc màu ở Quảng Bình đã trở nên khấm khá, thậm chí còn 'bắt' thiên lý nở hoa lâu gấp 5 lần.
Thôn Tú Loan 3, xã Quảng Hưng (H.Quảng Trạch) nằm gọn trên vùng đất cát bạc màu. Hơn 10 năm trở về trước, chưa ai dám nghĩ đến việc có thể sống dựa vào sản xuất nông nghiệp, và thực tế đã có không ít người thất bại khi liều chinh phục những thửa đất cát khô khốc, cằn cỗi này.
Bà Nguyễn Thị Minh (47 tuổi, trú thôn Tú Loan 3) nhớ lại: “Cũng như nhiều người khác, thời gian đầu gia đình tôi chọn trồng lúa và khoai. Nhưng đất cằn quá, nên liên tục mất mùa, làm không đủ ăn. Nhiều lúc tính bỏ cuộc, tìm việc khác đi làm nhưng nghĩ đến công sức mình khai hoang, làm đất vất vả nên không đành…”. Khó ló khôn, cuộc mưu sinh gặp nhiều trở ngại đã khiến nhiều hộ gia đình ở thôn Tú Loan 3 “động não”, họ mạnh dạn thay đổi sang mô hình trồng rau trên cát kết hợp với chăn nuôi. Nguồn thu, vì thế, cũng “đột phá” hẳn. Nhìn vườn dưa chuột xanh tốt đang chờ thu hoạch, chị Minh hồ hởi: “Trồng rau kết hợp chăn nuôi cho thu nhập tốt hơn rất nhiều. Tôi dành 3 sào đất vườn để trồng rau, dưa chuột, mướp... diện tích đất còn lại tôi nuôi khoảng 800 con gà thịt mỗi lứa. Thu nhập từ đàn gà và vườn rau cũng được hơn 150 triệu đồng mỗi năm đó!”.
Nhưng để đạt được năng suất cao, những hộ nông dân như bà Minh không chỉ cần cù mà còn phải biết linh hoạt và sáng tạo. “Từ 2 năm về trước, tôi trồng dưa chuột nhưng năng suất cũng không cao như bây giờ. Vì cây hay mắc bệnh vàng lá, thối quả. Theo dõi kỹ, tôi phát hiện “thủ phạm” chính là… sương muối. Sau đó, gia đình tôi quyết định đầu tư hệ thống vòi tưới tự động khắp vườn, mỗi ngày tưới 2 lần vào buổi sáng và chiều để rửa sạch sương muối đọng trên cây. Tình hình được cải thiện ngay”, bà Minh chia sẻ.
Sáng tạo làm giàu trên đất cát bạc màu 1
Anh Trần Văn Xô chia sẻ bí quyết mô hình trồng hoa thiên lý và nuôi vịt trên đất cát
“Bắt” thiên lý nở hoa lâu hơn
Anh Trần Văn Xô được nhiều người biết đến không chỉ bởi gương điển hình làm kinh tế giỏi kiểu vườn - ao - chuồng, mà còn ở khả năng “bắt” hoa thiên lý nở lâu gấp 5 lần. Mô hình vườn - ao - chuồng của anh Xô hiện gồm khoảng 1 ha đất trồng hoa thiên lý và nuôi thả 1.000 con vịt mỗi năm. Tính ra, mỗi năm anh thu bình quân 8 - 9 tấn hoa thiên lý, bán với giá bán dao động 30.000 - 60.000 đồng/kg, và được thương lái thu mua ngay tận vườn. Mô hình này đã cho gia đình anh thu nhập khoảng 300 - 400 triệu đồng/năm. Thiên lý thường ra hoa 2 - 3 tháng mỗi năm, nhưng sau nhiều lần tìm tòi, học hỏi và bằng kinh nghiệm của mình, anh Xô đã “bắt” vườn thiên lý của mình nở 9 - 10 tháng. “Cây hoa thiên lý phù hợp với điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng khắc nghiệt như mảnh đất này, nhưng để cây ra hoa trong thời gian dài, tôi đã lắp hệ thống tưới nước tới tận từng gốc để đảm bảo lúc nào cũng đủ độ ẩm. Để giúp cho vườn thiên lý sạch cỏ, giảm các loài sâu bọ tấn công, tôi đã đầu tư xây một bể chứa nước để nuôi thêm 700 con vịt ngay dưới giàn hoa thiên lý”, anh chia sẻ bí quyết. Với cách làm này, ông chủ mô hình thiên lý kết hợp vịt đã giảm được lượng thức ăn phải mua cho đàn vịt, vừa tận dụng được nguồn phân để bón cho cây.
Trong khi đó, một chủ hộ khác trong thôn cũng áp dụng mô hình kết hợp này, nhưng là với rau sạch. Ông Trần Minh Tấn (48 tuổi) đã gia nhập lực lượng trồng rau tiên phong ở thôn Tú Loan 3, khi có được đầu ra ổn định từ các thương lái ở TX.Ba Đồn (Quảng Bình) và cả các thương lái ở Hà Tĩnh lặn lội đến thu mua. Khi mở rộng diện tích vườn rau, ông Tấn cũng nuôi thêm đàn vịt để tận dụng nguồn rau cỏ trong vườn và lấy phân vịt… bón rau. Kết hợp đơn giản thế thôi, nhưng mỗi năm gia đình ông cũng thu về hơn 100 triệu đồng. “Mùa nắng, tôi lợp một lớp lưới mỏng phía trên và thường xuyên tưới nước nên vườn rau lúc nào cũng xanh tốt, bán được giá”, ông Tấn tâm sự.
Ông Bùi Văn Hiền, Trưởng thôn Tú Loan 3, cho hay ít nhất 50 hộ dân ở thôn đang sở hữu vườn rau 2 - 3 sào. Các vườn rau đã giúp thôn “giảm” bớt 80% số hộ nghèo chỉ tính từ năm 2010. Hộ nào bén duyên với vườn rau và sáng tạo trên mỗi luống rau đều đang ngày càng khấm khá.
Theo Khả An/thanhnien.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập357
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại836,251
  • Tổng lượt truy cập90,899,644
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây