Nuôi cá rô phi có thể nuôi ghép cá và tôm chung một ao với mật độ vừa phải hoặc thả cá trong vèo giữa ao hoặc nuôi cá rô phi vào ao riêng để lấy nước bổ sung cho ao tôm.
Theo ngành nông nghiệp địa phương, mô hình nuôi cá rô phi trong ao lắng, người dân nên kết hợp nuôi thêm nhiều loại cá có giá trị kinh tế cao hơn như: cá kèo, chẽm, trắm cỏ… Rô phi có thể nuôi ghép với nhiều loại cá khác nhau, phân tầng sinh sống giúp tận dụng hết diện tích ao, sử dụng tối đa nguồn thức ăn tự nhiên trong nước, giúp tăng năng suất cá nuôi, tăng lợi nhuận cho người dân.
Chi cục Nuôi trồng Thủy sản Sóc Trăng cho biết, toàn tỉnh hiện thả nuôi khoảng 47.800 ha tôm nước lợ, vượt hơn 6% so kế hoạch, đến nay có khoảng 12.500 ha nuôi tôm bị thiệt hại, chiếm 26% diện tích thả giống. Để tăng hiệu quả, cần nuôi ghép cá rô phi với nhiều loại cá khác, đây là mô hình tương đối phù hợp hiện nay. Tuy nhiên, các ngành chuyên môn khuyến cáo bà con cần thận trọng khi nuôi các loại cá khác (ngoài cá rô phi với tôm) và chỉ nên nuôi ghép các loại cá khác với cá rô phi trong ao lắng, tránh làm ảnh hưởng đến môi trường sống và sinh trưởng của tôm.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã