Kế hoạch được ban hành để thiết lập một quỹ trẻ hóa nông thôn với số tiền 150 tỷ NT (Đài tệ) để thúc đẩy và tái thiết nông thôn. Mục tiêu của chương trình là để chăm sóc nông dân, ngư dân ở các làng nông nghiệp và nuôi cá trên khắp Đài Loan, và để tạo ra các ngôi làng Hy vọng với “sức sống, sức khỏe và hạnh phúc”.
Nông nghiệp của Đài Loan có mức độ chuyên môn hoá cao, phát triển nhanh với doanh thu đạt khoảng 25,25 tỷ USD/năm (chiếm 6,63% GDP), chủ yếu từ chăn nuôi bò, gia cầm, rau, hoa quả, lúa gạo.
Trong chính sách phát triển nông nghiệp, Đài Loan tập trung xây dựng các chuỗi giá trị từ sản xuất - tiêu thụ sản phẩm, dùng kỹ thuật nuôi cấy mô để nhân nhanh các giống mới chuyển giao cho nông dân, sản xuất theo hướng hàng hóa, phục vụ xuất khẩu đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường.
Ở Đài Loan, phong trào 4H (Head-Cái đầu, Heart-Trái tim, Hands-Bàn tay, Health-Sức khoẻ), một phong trào quốc tế với sự hưởng ứng của 70 nước nhằm thay đổi nông nghiệp với sự tham gia của giới trẻ được hưởng ứng rộng khắp.
Các thành viên của Câu lạc bộ 4H là đầu tàu trong chương trình tái thiết nông thôn. Theo ông Ming-Yao Huang, Tổng thư ký Hiệp hội 4H Đài Loan, người tiên phong trong Chương trình Tái thiết nông thôn Đài Loan thì mô hình nông thôn được chính quyền phổ biến gồm các mục tiêu chính là:
Ngôi làng của sức sống: Để tạo cảm hứng cho cuộc cách mạng tinh thần của cộng đồng cư dân nông thôn; Để thu hút những người trẻ tuổi trở về nhà hoặc ở lại thị trấn nông thôn và tăng cường sản xuất nông nghiệp; Để tạo ra một môi trường sống tốt và an toàn.
Ngôi làng của sức khỏe: Để phát triển nông nghiệp xanh, sinh thái; Để có sự cùng tồn tại hài hòa giữa con người và đất; Để triển khai xây dựng cộng đồng carbon thấp.
Ngôi làng của hạnh phúc: Để tăng cường chăm sóc con người; Để làm sống lại các tài sản nhân văn; Để thúc đẩy phổ biến và chia sẻ các giá trị của khu vực nông thôn.
Chiến lược tái thiết nông thôn dựa vào sức mạnh của cộng đồng, phục hồi các sản phẩm và ngành nghề truyền thống, phát triển sản phẩm nông sản hữu cơ sinh thái với các nguyên tắc chính như sau:
Phương pháp tiếp cận từ dưới lên: Coi các cư dân của cộng đồng nông thôn là cơ sở chính và thiết lập sự phát triển đồng thuận tương lai theo các nhu cầu phát triển và điều kiện các nguồn tài nguyên.
Kế hoạch - định hướng: Thông qua chương trình trao quyền, và sử dụng các khái niệm phát triển bền vững, hướng dẫn các cộng đồng để đề xuất tầm nhìn phát triển tổng thể. Dựa trên việc xây dựng chung của cộng đồng nông thôn để định dạng các kế hoạch tái thiết nông thôn và xây dựng một ngôi làng nông thôn với cả chất lượng của cuộc sống hiện đại và đặc điểm của làng nghề truyền thống.
Cộng đồng tự chủ: Khuyến khích cộng đồng để thiết lập một hành động liên kết, tự quản lý sự phát triển và thành tích của cộng đồng, duy trì các đặc tính và phong cách văn hóa địa phương.
Áp dụng cùng lúc hai chiến lược phần cứng và phần mềm: Nhấn mạnh vào con người và tái tạo tinh thần nông thôn, tập trung vào nền văn hóa địa phương và các di sản cũng như sự đổi mới của nghệ thuật bản địa, để tạo ra một không gian sống thích hợp và duy trì môi trường sinh thái.
Theo ông Huang, điều quan trọng nhất trong việc tái thiết nông thôn là con người, chỉ có thông qua sự gia tăng tự nhận thức của người dân, sau đó mới có thể thay đổi. Chương trình trao quyền là bước đầu tiên của việc đào tạo con người trong tái thiết nông thôn, thông qua các khóa học thích hợp và để cho các cư dân phụ trách việc xây dựng của mình và rút ra một tầm nhìn cho các cộng đồng nông thôn.
Thông qua hệ thống chương trình trao quyền và khóa học được thiết kế cho phép các cư dân đã tham gia vào các dự án tái thiết nông thôn có được sự đồng thuận, và sự hiểu biết về đặc điểm tự nhiên, văn hóa và lợi thế của các cộng đồng của họ.
Hơn nữa, phát triển các kế hoạch hành động và các khóa học thực tế để cho người dân có thể tự mình làm được, thực hiện các kế hoạch chi tiết và cùng nhau xây dựng các phương hướng hoặc phát triển nông thôn và vạch ra kế hoạch chi tiết trong tương lai.
Chương trình trao quyền bao gồm 4 khóa học trao quyền: Khóa học khởi đầu (6 giờ) nhằm tuyên truyền chính sách, giải thích các khái niệm; Khóa học nâng cao (24 giờ) giúp tìm hiểu cộng đồng, khám phá các vấn đề; Khóa học trọng tâm (36 giờ) tổng hợp sự nhất trí giữa cộng đồng và nhà nước về hoạt động, cộng đồng tự chủ thực hiện; Khóa học tái thiết (24 giờ) phát triển tầm nhìn của cộng đồng nhằm phát triển bền vững.
Chương trình trao quyền không chỉ là một khóa học đào tạo ngắn hạn mà là một chương trình dài hạn. Sau khi chính quyền xem xét và phê duyệt dự án tái thiết nông thôn, có thể thông qua một cơ chế hỗ trợ phát triển bền vững, bao gồm nhận được hỗ trợ cần thiết về tiền bạc và tư vấn đào tạo, cùng với cộng đồng để từng bước thực hiện tầm nhìn và hướng tới định hướng cộng đồng độc lập, không phụ thuộc vào bên ngoài.
Xây dựng dự án tái thiết nông thôn là bước kế tiếp của chương trình trao quyền. Dự án tái thiết nông thôn được các tổ chức và các nhóm địa phương lập kế hoạch dựa trên nhu cầu của cư dân trong cộng đồng nông thôn, sử dụng các cộng đồng nông thôn như phạm vi dự án và đạt được sự đồng thuận thông qua thảo luận chung, sau đó đề xuất các chiến lược phát triển cộng đồng và kế hoạch hành động.
Các nội dung được thực hiện bao gồm cải thiện môi trường tổng thể của các cộng đồng nông thôn, xây dựng công trình công cộng, cải tạo nhà cá nhân, phát triển sản xuất kinh doanh, bảo tồn và khai thác văn hóa bản địa, và bảo tồn môi trường sinh thái.
Các bước thực hiện dự án tái thiết nông thôn do Chính phủ hỗ trợ là xác định được cộng đồng cụ thể có nhu cầu: Quy mô dân số và địa điểm của cộng đồng; Các cộng đồng được đào tạo trao quyền đủ 4 khóa nêu trên; Cộng đồng đề xuất thiết kế các dự án tái thiết nông thôn (tầm nhìn và khái niệm phát triển cho cộng đồng); Chính quyền địa phương cấp tỉnh xem xét phê duyệt các dự án tái thiết nông thôn; Gửi nhu cầu tài chính thực hiện tái thiết nông thôn hàng năm và các giai đoạn trung hạn; Thực hiện dự án, giám sát dự án, và tiếp tục duy trì hoạt động liên tục.
Nhiều dự án của chương trình tái thiết nông thôn tập trung phát triển nông nghiệp hữu cơ. Năm 2014, đã có 6.071ha đất sản xuất nông nghiệp do 3.038 hộ nông dân quản lý được chứng nhận là những khu ruộng sản xuất sản phẩm hữu cơ nông nghiệp.
Trong đó có 642ha đất sản xuất theo nông nghiệp hữu cơ được quản lý bởi các nhóm doanh nghiệp nhà nước và trong khi 357ha được quản lý bởi các nhóm hộ nông dân và doanh nghiệp tư nhân. Các sản phẩm hữu cơ được bán thông qua 103 cửa hàng, 18 trang trại. Việc sản xuất và bán các sản phẩm hữu cơ có thể giúp phát triển các loại rau, quả đặc sản theo hướng nông nghiệp hữu cơ và các thực phẩm chế biến.
Mô hình thung lũng nông nghiệp hữu cơ kết hợp du lịch nông thôn là mô hình khá phổ biến và thành công ở Đài Loan.
Theo xu hướng của quá trình đô thị hóa và bùng nổ kinh tế, thanh niên trẻ Đài Loan chuyển đến thành phố để kiếm sống dẫn đến lão hóa nghiêm trọng của dân cư nông thôn, các điều kiện sống nghèo nàn và dần dần mất đi những đặc điểm của nông thôn. Luật pháp và các chính sách liên quan ở Đài Loan hiện không phù hợp với nhu cầu phát triển nông thôn và nông thôn hòn đảo này bị tụt hậu. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã