Học tập đạo đức HCM

Thả sen, nuôi vịt… thu lãi nửa tỷ đồng mỗi năm

Thứ tư - 30/11/2016 02:13
ận dụng diện tích đất nông nghiệp chiêm trũng đã đền bù nhưng chưa xây dựng của khu công nghiệp, anh Trần Văn Thiện ở thôn Đông Tiến, xã Quang Châu, huyện Việt Yên mạnh dạn đầu tư cấy sen - nuôi vịt đẻ trứng với quy mô hàng nghìn con, đem lại thu nhập gần 500 triệu đồng mỗi năm.

Mô hình chăn nuôi lý tưởng

Nằm giữa cánh đồng thôn Đông Tiến là trang trại nuôi vịt đẻ trứng của anh Nguyễn Văn Thiện với quy mô 2.500 con, trên diện tích hơn 10 mẫu ruộng. Dẫn chúng tôi đi thăm khu nuôi, anh cho biết, gia đình đã nuôi vịt được 8 năm. Trước kia gia đình làm lò vôi, vài năm trở lại đây, vôi bán ế ẩm nên anh tận dụng diện tích đất đã được nhà nước thu hồi nhưng chưa sử dụng quy hoạch một dãy chuồng ở ngoài đồng để nuôi vịt đẻ trứng và trồng sen.

Qua nghiên cứu, tham quan, học hỏi kinh nghiệm, anh nhận thấy điều kiện đất đai ở đây phù hợp và rất thuận lợi cho phát triển chăn nuôi vịt thả đồng. Theo tính toán của anh, hiện nay có 1000 con vịt đang đẻ rộ, mỗi ngày ăn hết 1 tạ cám (900 nghìn đồng), đẻ được 800 trứng, với giá bán 2700 đồng/quả, cho lãi gần 1,3 triệu đồng/ngày, tương đương với 470 triệu đồng/năm. Mỗi năm thay đàn một lần, hiện anh đang nuôi 1.500 con đang trong giai đoạn đẻ bói để chuẩn bị gối đàn. Ngoài thu nhập chính từ vịt đẻ thì năm nay tuy mất mùa sen nhưng cũng cho anh thu nhập trên 10 triệu đồng từ bán hoa và bán hạt sen. Đây là mô hình lý tưởng mà ít nơi nào có được, phân vịt thì nuôi sen, sen vừa cho giá trị về kinh tế vừa tạo bóng mát cho vịt bơi lội.

 

 tha sen, nuoi vit… thu lai nua ty dong moi nam hinh anh 1

Anh Thiện bên trang trại nuôi vịt - trồng sen của mình.

Bí quyết tạo sự thành công

Đặc thù của xã Quang Châu là nơi mà diện tích đất nông nghiệp đang dần bị thu hẹp do xây dựng các khu công nghiệp nhưng cũng có những lợi thế khi diện tích đã thu hồi nhưng chưa sử dụng còn rất lớn. Người dân nơi đây đang dần hình thành cho mình những mô hình chăn nuôi phù hợp với điều kiện hiện tại. Nơi đây, có rất nhiều mô hình chăn nuôi tiêu biểu như chăn nuôi trâu, bò sinh sản thả đồng với quy mô từ 30-50 con và mô hình chăn nuôi vịt như gia đình nhà anh Thiện.

Anh Thiện lựa chọn con vịt sinh sản làm đối tượng để đầu tư bởi anh biết tận dụng diện tích mặt nước để chăn thả, vốn đầu tư thấp, thời gian quay vòng nhanh. Đồng thời chăn nuôi vịt thả đồng tiêu tốn thức ăn ít hơn nuôi trên cạn, vì ngoài thức ăn công nghiệp ra, vịt có thể kiếm thêm thức ăn như tôm, cá, tép, các loại côn trùng và sinh vật khác ở đồng ruộng nên vịt đẻ trứng rất to, đẻ đều (mỗi con trung bình đẻ khoảng 300 trứng/năm), chất lượng trứng thơm, ngon  được thị trường ưa chuộng.

Cũng theo anh Thiện chăn nuôi vịt thả đồng nằm xa khu dân cư, gần như không ảnh hưởng của dịch bệnh, từ khi nuôi vịt đến nay chưa bị dịch bệnh bao giờ. Tuy vậy, công tác tiêm phòng cho đàn vịt vẫn được anh thực hiện thường xuyên, đúng định kỳ nên tỷ lệ sống rất cao, không bị thất thoát đàn.

Bên cạnh đó, anh Trần Văn Thiện cũng chia sẻ những khó khăn khi nuôi vịt thả đồng. Anh cười bảo “Nhà cửa khang trang thì không được ở mà ngày đêm ăn ngủ cùng vịt ở ngoài đồng với chỉ một túp lều nho nhỏ. Nó đẻ ra tiền để nuôi mình thì mình phải quan tâm, chăm chút nó chứ”. Cái khó ở đây là do khu chăn nuôi nằm ở giữa bốn bên là lúa và sen nên khi người dân phun thuốc sâu cho lúa thì phải nhốt vịt trong chuồng vài ngày để vịt không ăn phải những con sâu, bọ và tránh thuốc sâu tạt vào khu ao nuôi làm cho vịt bị đi ỉa và chết.

Đánh giá về mô hình, chị Nguyễn Thị Lương, cán bộ khuyến nông xã Quang Châu huyện Việt Yên cho biết, hiện nay, mô hình nuôi vịt đẻ trứng của gia đình anh Nguyễn Văn Thiện được chính quyền địa phương khuyến khích, tạo điều kiện nhân rộng. Mô hình đã mở ra hướng phát triển kinh tế hộ bền vững, đem lại hiệu quả kinh tế cao, nâng cao thu nhập, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

 
Theo Hương Giang (Khuyến Nông)
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập150
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm148
  • Hôm nay70,813
  • Tháng hiện tại869,303
  • Tổng lượt truy cập90,932,696
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây