Học tập đạo đức HCM

Thạch Thất "thay da đổi thịt" sau 10 năm về với Thủ đô

Thứ ba - 24/07/2018 01:21
Sau 10 năm trở thành đơn vị hành chính của Thủ đô Hà Nôi, huyện Thạch Thất đã có nhiều chuyển biến, cuộc sống của người dân nơi đây không ngừng được nâng cao, hạ tầng phát triển, đời sống xã hội ngày càng phát triển.
Huyện có thu nhập cao nhất Thành phố
 
Về Thạch Thất trong những ngày TP. Hà Nội chuẩn bị tổ chức lỷ niệm 10 năm thực hiện Nghị quyết số 15/2008/QH12 ngày 29/5/2008 của Quốc hội khóa XII về điều chỉnh địa giới hành chính về Hà Nội.
 
Thạch Thất, quê của xứ Đoài hôm nay đã có nhiều khởi sắc của một vùng đất nằm ở phía Bắc Thành phố Hà Nội – Một vùng quê vốn nức tiếng với các làng nghề truyền thống đã và đang đạt được nhiều thành quả đáng trân trọng.
 
thạch-thất-1.jpg
Bí thư Huyện ủy Nguyễn Doàn Hoàn báo cáo về kết quả của huyện sao 10 năm sáp nhập về Thủ Đô
Bí thư Huyện ủy Thạch Thất Nguyễn Doãn Hoàn cho chúng tôi biết, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố, sự quan tâm, giúp đỡ của các sở, ban, ngành, sự cố gắng của các cấp ủy Đảng trong huyện, 10 năm qua, kinh tế của huyện tiếp tục ổn định và phát triển, đạt mức tăng trưởng bình quân 12,2%/năm.
 
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực (Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp, tương ứng là 68,2% - 22,2% - 9,6%); thu nhập bình quân đầu người đạt 52 triệu đồng/năm, tăng gấp 4,5 lần so với trước khi hợp nhất về Hà Nội và là huyện có thu nhập bình quân cao nhất khu vực nông thôn.
 
Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) của Thạch Thất cũng đạt được nhiêu hiệu quả thiết thực, đến nay, toàn huyện đã có 21/21 xã được công nhận đạt chuẩn NTM; phấn đấu trong năm 2018 đạt huyện NTM. Về cấp nước sạch, đến nay, huyện đã hoàn thành việc cấp nước sạch ở 10 xã, thị trấn, tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch đạt 69%.
thạch-thất-2.jpg
Bộ mặt của huyện đã có nhiều đổi thay
 
Với thế mạnh là một huyện có nhiểu làng nghề truyền thống như nghề mộc, cơ khí, kim khí, chế biến lâm sản, huyện đã nhân rộng các mô hình làng nghề truyền thống này và phát triển thêm những nghề mới, đến nay, toàn huyện đã có 01 khu công nghiệp, có 10 làng nghề trên tổng số 50 làng nghề được công nhận là làng nghề truyền thống, có 1.316 doanh nghiệp và gần 21 nghìn hộ kinh doanh, sản xuất.
 
Trong 10 năm, huyện đã triển khai 1.051 dự án, với tổng số vốn 5.954 tỷ đồng. Đặc biệt, 3 xã miền núi Tiến Xuân, Yên Trung, Yên Bình trước đây thuộc hyện Lương Sơn (Hòa Bình) đã được quan tâm đầu tư gần 736 tỷ đồng phát triển cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm, các mặt, kinh tế xã hội, đời sống nhân dân không ngừng được nâng lên, điện lưới quốc gia đã được về đến từng hộ....
 
Công tác văn hóa, xã hội và phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa được chính quyền, nhân dân Thạch Thất đồng bộ triển khai sâu rộng, đạt kết quả tích cực: Các loại hình văn hóa vật thể, phi vật thể được bảo tồn và phát huy.
 
Huyện đã có 59,74% trường học công lập đạt chuẩn quốc gia; 100% giáo viên đạt chuẩn, trong đó đạt trên chuẩn đối với bậc mầm non 77,3%, tiểu học 89,3%, THCS 70,8%.
 
Công tác quốc phòng, quân sự địa phương được củng cố, tăng cường; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Hệ thống chính trị được củng cố, kiện toàn, tinh gọn, đảm bảo đồng bộ thống nhất, hoạt động ngày càng hiệu quả đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
 
Cuộc sống của đồng bào dân tộc Mường trên quê hương mới đã đổi thay
 
Theo Bí thư Huyện ủy Nguyễn Doãn Hoàn, sau thực hiện điều chỉnh địa giới hành chính TP Hà Nội và một số tỉnh có liên quan theo Nghị quyết số 15/2008/QH12 ngày 29/5/2008 của Quốc hội khóa XII, huyện Thạch Thất được tiếp nhận thêm 3 xã là: Tiến Xuân, Yên Bình và Yên Trung (huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình).
 
Lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện rất trăn trở và suy nghĩ làm sao cho ba xã miền núi của huyện Lương Sơn , Hòa Bình khi sáp nhập về với Thạch Thất phải có thu nhập tương đối ổn định, cuộc sống phải có sự phát triển vượt bậc hơn nhiều so với trước kia, đời sống văn hóa tinh thần phải được nâng cao, thay đổi.
 
thạch-thất-3.jpg
Đường về xã miền núi Yên Bình được trải nhựa
Dưới sự chỉ đạo sâu sát của Thành phố, Huyện ủy Thạch Thất đã mau chóng đưa ra được những cách làm đầy sáng tạo, nhân văn và hợp lòng dân, đó là phải giải quyết được tư tưởng trước. Do vậy, huyện đã quyết định ưu tiên đầu tư nguồn lực cho 3 xã trên với đích đến là để 3 xã Tiến Xuân, Yên Bình và Yên Trung hòa nhập ngay vào môi trường của Thủ đô.
 
Ngay sau khi sáp nhập, huyện đã xây dựng hệ thống loa truyền thanh đưa tiếng nói của Thủ đô và huyện về đến từng ngõ xóm, xây dựng hệ thống đường dây cung cấp điện đến từng ngôi nhà. Cùng với đó, huyện cũng đã sắm cho 3 xã trên 3 bộ cồng chiêng để phát huy và gìn giữ bản sắc văn hóa của người dân bản địa.
 
Chủ tịch UBND xã Yên bình ông Nguyễn Giáp Dần cho biết, sự thay đổi đời sống của đồng dân tộc trên địa bàn, trước đây khi vẫn còn thuộc huyện Lường Sơn (Hòa Bình) người dân đều không biết sử dụng cồng chiêng, văn hóa của dân tộc mình bị mai một, nhưng khi sáp nhập địa giới hành chính về với huyện Thạch Thất của Hà Nội, được sự quan tâm của lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện đầu tư và được cấp 3 bộ cồng chiêng để nhân dân gìn giữ, bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc. Nhân dân xã Yên Bình rất vui mừng và phấn khởi, từ chỗ không biết đánh cồng chiêng thì đến nay cả xã đã có những đội văn hóa cồng chiêng đại diện cho các xóm, thôn tham gia các cuộc thi cồng chiêng của xã, của huyện.
           
Chủ tịch UBND xã Yên Bình Nguyễn Giáp Dần cũng cho biết thêm, “Chúng tôi rất vui trước những đổi thay từng ngày trên quê hương, và một trong những minh chứng đầy tính thuyết phục đó là nếu như trước đây không có cháu nào ở 3 xã nhập về với huyện Thạch Thất đoạt giải trong các kỳ thi cũng như thi đỗ đại học thì nay đã có những cháu đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cũng như tỉ lệ thi đỗ đại học đang ngày một cao hơn”.
 
Trong buổi về dự và trao Huân chương Lao động Hạng Nhì cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thạch Thất, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng mới đây đã nhấn mạnh, “Những thành tựu và kết quả của huyện Thạch Thất đạt được sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15 của Quốc hội khóa XII có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đóng góp to lớn vào thành tựu chung của toàn TP. Huân chương lao động hạng Nhì mà Đảng và Nhà nước trao tặng cho huyện chính là sự ghi nhận những nỗ lực, phấn đấu của toàn Đảng bộ, chính quyền, cán bộ, đảng viên và Nhân dân huyện Thạch Thất".
Theo Ngọc Thủy/Báo KTNT.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập418
  • Máy chủ tìm kiếm21
  • Khách viếng thăm397
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại829,485
  • Tổng lượt truy cập90,892,878
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây