Học tập đạo đức HCM

Thành phố Hồ Chí Minh: Ổn định kinh tế từ nuôi cua thương phẩm bằng con giống sinh sản nhân tạo

Chủ nhật - 05/11/2017 04:10
Gắn bó với bờ ao, ruộng vườn suốt mấy chục năm nên không ngạc nhiên khi nói ông là một nông dân “thuần túy”. Nhưng không phải “thuần túy” với những cái cũ, lạc hậu, mà ông còn luôn trau dồi, tiếp cận những cái mới, cái hay trong sản xuất, để học tập và nâng cao năng suất, xây dựng kinh tế gia đình ổn định. Người nông dân ấy chính là ông Nguyễn Văn Năng, sinh năm 1963, ở tổ 11, ấp 3, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè.

Ông là một trong những hộ có thâm niên mười mấy năm về nuôi trồng thủy sản và chủ yếu là nuôi tôm. Nhưng gần đây nuôi tôm gặp nhiều khó khăn, do thời tiết không thuận lợi, dịch bệnh xảy ra thường xuyên, giá cả bấp bênh phụ thuộc nhiều vào thương lái… Do đó, sau khi được tham gia các lớp tập huấn về nuôi trồng thủy sản do Hội Nông dân, Trạm Khuyến nông huyện tổ chức giúp nông hộ lựa chọn và đa dạng hóa các đối tượng nuôi, tạo sản phẩm an toàn hiệu quả và tăng năng suất… ông đã mạnh dạn tham gia mô hình “Nuôi cua thương phẩm bằng con giống sinh sản nhân tạo” do Trạm Khuyến nông huyện Nhà Bè - Quận 7 triển khai.

Sau khi tham gia mô hình, ông nhận thấy so với nuôi tôm thì nuôi cua biển bằng con giống sinh sản nhân tạo chi phí không cao, nhưng giá trị kinh tế mang lại cao. Nuôi con giống này không nặng công chăm sóc và đây lại là đối tượng dễ nuôi, phù hợp với điều kiện sinh thái tự nhiên ở địa phương về độ mặn, độ kiềm, pH… (độ mặn ở xã Phước Hiệp, huyện Nhà Bè thường dao động từ 0- 15%/năm). Vì thế, khi được Nhà nước hỗ trợ, ông đã nuôi 3.000 con giống/2.000 m2, qua 03 tháng nuôi, sau khi trừ chi phí ông lãi khoảng 45 triệu đồng/vụ.

Tham gia mô hình và là người trực tiếp sản xuất, nên khi được hỏi về đặc điểm cũng như kỹ thuật nuôi giống cua này ông chia sẻ, trước đây ông cũng như các hộ nuôi cua khác ở địa phương đa phần sử dụng giống cua tự nhiên, kích cỡ không đồng đều, nên chúng dễ cắn giết nhau, vì thế hiệu quả không được cao. Đồng thời, cua giống tự nhiên ngày càng khan hiếm, trong khi đó tỷ lệ kích cỡ cua nhân tạo đồng đều hơn, nên hạn chế việc ăn thịt lẫn nhau, giúp người nuôi ít tốn công chăm sóc, ít bị hao hụt trong quá trình nuôi. Ngoài ra, khi nuôi cua nhân tạo người nuôi sẽ ít tốn công chăm sóc, vì chủ yếu dùng thức ăn công nghiệp, mà giá thành đầu ra lại ổn định hơn nuôi cua tự nhiên,… Tất cả những yếu tố đó đã góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và thu nhập cho hộ nuôi.

Nguồn:http://www.khuyennongvn.gov.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập258
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm255
  • Hôm nay77,825
  • Tháng hiện tại782,938
  • Tổng lượt truy cập90,846,331
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây