Trước đây, gia đình anh Trương Văn Dũng là một trong những hộ nghèo của xã. Đất đai ít, thiếu vốn sản xuất nên loay hoay mãi, gia đình anh vẫn không tìm ra hướng phát triển kinh tế phù hợp. Sau khi có chủ trương chuyển đổi cây trồng vật nuôi, địa phương tạo điều kiện vay vốn, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, anh Dũng thay đổi cách làm.
Đàn lợn được cắt cụt đuôi nên hạn chế được dịch bệnh, tăng trưởng nhanh hơn so với phương pháp nuôi truyền thống. |
Đầu năm 2014, anh đã mạnh dạn đầu tư chăn nuôi lợn và áp dụng phương pháp cắt cụt đuôi lợn từ khi chúng còn nhỏ. Anh cho biết: “Khi lợn được 1, 2 ngày tuổi, lợn được cắt đuôi, tránh được cắn lộn, gây ra vết thương hở, dẫn đến một số bệnh như lây nhiễm trực khuẩn hoại tử, tụ cầu và liên cầu... Nhờ vậy, đàn lợn phát triển khỏe mạnh, tăng trọng nhanh.”.
Ban đầu gia đình anh nuôi khoảng 70 con. Anh tự mua con giống về thả nuôi nên chi phí cao, đây là mô hình mới nên thị trường "kén", lợn khó bán nên hiệu quả kinh tế không cao.
Nhưng anh không nản lòng mà quyết tâm tìm tòi, học học chuyển đổi sang phương pháp chăn nuôi cải tiến. Anh đầu tư xây dựng chuồng trại theo quy trình khép kín, trong đó, chia làm các chuồng riêng; dành cho lợn nái mẹ và lợn con, phần còn lại anh nuôi lợn thịt.
Trong mỗi chuồng rộng 30m2, anh thả nuôi khoảng 20 con lợn thịt, đều được đầu tư bể tắm, hệ thống cho ăn, uống tự động và bán tự động; nhằm hạn chế thời gian chăm sóc, công sức lao động.
Đàn lợn cụt đuôi được nuôi bằng quy trình khép kín, hạn chế thời gian, công sức lao động cho người nuôi. |
Bên cạnh áp dụng quy trình chăn nuôi khép kín, nhờ áp dụng phương pháp cắt cụt đuôi lợn, đàn lợn phát triển khỏe mạnh, ít dịch bệnh. Ngoài ra, khi được cắt đuôi, lợn cũng tăng trọng nhanh hơn. Lợn thịt được nuôi bằng phương pháp mới, ít bị dịch bệnh, nên được thương lái ở các huyện lân cận như Thái Hoà, TP.Vinh… tìm đến mua tận nơi.
Nhận thấy hiệu quả kinh tế của mô hình chăn nuôi này, anh Dũng đã mở rộng chuồng trại, tăng đàn. Hiện nay, mỗi năm anh xuất chuồng 3 lứa lợn, mỗi lứa 150 con. Gia đình anh còn nhân giống cung cấp lợn giống, mỗi năm gần 100 con cho một số hộ dân trên địa bàn xã và các xã vùng phụ cận. Với cách làm ăn mới này, mỗi năm gia đình anh thu lãi khoảng 150 - 200 triệu đồng.
Mô hình chăn nuôi lợn cụt đuôi của anh Trương Văn Dũng (Nghĩa Minh, Nghĩa Đàn) phát triển hiệu quả; mỗi năm thu lãi gần 200 triệu đồng. |
Hiện nay, đã có nhiều hộ nông dân ở xã Nghĩa Minh học hỏi, phát triển mô hình nuôi lợn cụt đuôi. Ông Phạm Văn Hùng, Phó chủ tịch UBND xã Nghĩa Minh cho biết: Mô hình chăn nuôi lợn cụt đuôi theo hướng cải tiến của gia đình anh Dũng mang hiệu quả kinh tế cao, sau khi trừ mọi chi phí cho lãi từ 500 – 600 nghìn đồng/con (sau 3 tháng nuôi); lợi nhuận tăng lên khoảng 200 nghìn so với nuôi lợn theo phương pháp truyền thống. Trong thời gian tới, xã sẽ triển khai cho bà con nông dân trong xã học tập mô hình chăn nuôi của gia đình anh Dũng, từ đó nhân rộng, nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi tại địa phương.
Theo Báo Nghệ An
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã