Học tập đạo đức HCM

Thu tiền tỷ từ trang trại gà đồi

Thứ tư - 16/11/2016 06:35
Mở trang trại nuôi gà cách biệt khu dân cư, anh Trần Trọng Bính – xóm 7, xã Thuận Sơn (Đô Lương, Nghệ An) đã có doanh thu mỗi năm từ 3 đến 4 tỷ đồng.

 

Trang trại gà của anh Bính với hơn 10.000 con gà

Với ý chí tự lập vươn lên làm giàu từ vườn đồi, tháng 6/2011, anh Trần Trọng Bính (sinh năm 1980) ở xã Thuận Sơn, Đô Lương làm trang trại trồng tràm, nuôi lợn để tăng thu nhập. Tuy nhiên, do xa trung tâm nên điện rất yếu, nước không có, anh lại quyết định chuyển sang thả gà vườn đồi.

Vay mượn được anh em 150 triệu đồng, anh Bính xây dựng chuồng trại và đầu tư con giống. Lứa đầu tiên anh Bính thả 500 con gà. Gà được nuôi cách biệt khu dân cư, cách ly được dịch bệnh, lại được thả rông trên đồi nên chất lượng thịt thơm ngon, khách hàng tìm đến ngày một đông. Anh quyết định vay mượn thêm ngân hàng 150 triệu đồng và được hỗ trợ từ hội nông dân huyện 20 triệu đồng để mở rộng quy mô trang trại và nhân giống gà. Anh còn mày mò, học hỏi về cách chăm sóc chuồng trại, tiêm vắc xin phòng bệnh để đàn gà phát triển an toàn.

Sau 5 năm nuôi gà, đến nay, trang trại rộng 6 ha của anh Bính đã có hơn 10 nghìn con gà các loại, chủ yếu cung cấp gà thịt cho đám cưới, nhà hàng.... Trung bình mỗi ngày anh Bính có thể xuất được 2 đến 3 tạ gà. Doanh thu ước tính mỗi năm từ 3-4 tỷ đồng; trừ chi phí, thu lãi ròng từ 700 đến 800 triệu đồng/năm. Trang trại tạo việc làm cho 2 lao động thường xuyên, mỗi tháng 3 triệu đồng/người.

Gà được bán với giá 70.000 - 80.000 đồng/ kg.

Anh Bính cho biết: “Gà thả đồi đòi hỏi diện tích phải rộng, mật độ ít nhất 1m2/con. Chuồng gà luôn đảm bảo thông thoáng, thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, có thiết bị ủ ấm mùa đông, làm mát mùa hè. Từ 2 tháng đầu cho ăn bằng thức ăn công nghiệp, từ tháng thứ 3 trở đi, gà được anh cho ăn thêm ngô lúa. Ngoài ra, gà thả đồi sẽ tự tìm thức ăn thiên nhiên từ giun, dế...”.

Chị Nguyễn Thị Thu Hiền – Chủ tịch Hội nông dân xã Thuận Sơn cho biết: “Trang trại của anh Bính là một mô hình hiệu quả cho thu nhập cao của xã Thuận Sơn. Sắp tới, chúng tôi sẽ nhân rộng mô hình và tạo điều kiện tham quan học hỏi cho các hội viên hội nông dân khác trên địa bàn”.

Theo Thúy Hằng/baonghean.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Kế hoạch số 47/VPĐP-KH

Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới

Kết luận số 178-Kl/TU

Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập374
  • Hôm nay71,988
  • Tháng hiện tại1,264,582
  • Tổng lượt truy cập94,792,136
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây