Học tập đạo đức HCM

Tìm đường đưa na xứ Lạng xuất ngoại

Thứ ba - 26/06/2018 03:20
Nhờ thúc đẩy sản xuất theo các quy trình an toàn, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến tiêu thụ, sản phẩm quả na Chi Lăng (Lạng Sơn) đã khẳng định được thương hiệu và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường.

1 trong 50 loại quả ngon nhất Việt Nam

Theo báo cáo của Sở NNPTNT tỉnh Lạng Sơn, tính đến hết năm 2017, tổng diện tích cây ăn quả các loại trên địa bàn tỉnh là 20.000ha; riêng cây na khoảng 2.800ha, sản lượng đạt trên 26.000 tấn, giá trị kinh tế ước đạt trên 700 tỷ đồng. Trong đó, diện tích na sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP là 151,96ha, theo tiêu chuẩn GlobalGAP là 5ha; số diện tích còn lại đều được cam kết sản xuất an toàn theo quy định của Bộ NNPTNT. Dự kiến, sản lượng na năm 2018 đạt 27.000 tấn, trong đó sản lượng na theo tiêu chuẩn VietGAP 1.500 tấn, na GlobalGAP 48 tấn.

 tim duong dua na xu lang xuat ngoai hinh anh 1

 tim duong dua na xu lang xuat ngoai hinh anh 2

Na Chi Lăng là 1 trong 50 loại trái cây ngon nhất Việt Nam. Ảnh: T.L

Được biết, tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức kết nối cung cầu sản phẩm na với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) và hiệp hội trái cây của một số tỉnh miền Nam. Ngoài thị trường Trung Quốc, Lạng Sơn đang muốn được kết nối với một số thị trường khó tính khác. “Đánh giá một cách khách quan, chuỗi giá trị na Chi Lăng đã dần hoàn thiện nhưng cần phải có giải pháp để kéo dài thời gian bảo quản và chế biến sâu”- bà Nhàn nhấn mạnh.

Năm 2011, sản phẩm na Chi Lăng đã được Cục Sở hữu trí tuệ trao giấy chứng nhận đăng kỹ nhãn hiệu. Năm 2013, tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác nhận kỷ lục đặc sản na Chi Lăng của tỉnh Lạng Sơn lọt top 50 đặc sản trái cây nổi tiếng của Việt Nam. Năm 2016, na Chi Lăng được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chứng nhận sản phẩm tiêu biểu.

Cây na dai Chi Lăng được bà con trồng tập trung tại các xã, thị trấn của 2 huyện Chi Lăng và Hữu Lũng, trên những sườn núi đá vôi, thung lũng, trở thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Các giống na bắt đầu chín từ trung tuần tháng 5 âm lịch đến tháng 9 âm lịch, thu hoạch rộ vào khoảng tháng 6 – 7 âm lịch.

Bà Lê Thị Thanh Nhàn - Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Lạng Sơn cho biết, để duy trì diện tích năng suất và sản lượng na Chi Lăng, trong những năm qua, các cơ quan chuyên môn của huyện đã phối hợp các viện nghiên cứu, sở ngành liên quan triển khai nhiều đề tài khoa học về phục tráng, phát triển, phòng trừ sâu bệnh cho na; mở các lớp tập huấn quy trình kỹ thuật chăm sóc na, kỹ thuật đốn tỉa cành, thụ phấn.

Đến nay, nhiều hộ đã sử dụng kỹ thuật mới để nâng cao năng suất cho na, vào khoảng trung tuần tháng 11 sẽ đốn bỏ toàn bộ cành cao, chỉ để na cao khoảng 1,5 – 1,8m và cắt bớt cành cho thoáng. Nhờ đó, na sẽ chống chịu được mưa gió, không tốn thức ăn để nuôi cành vô hiệu, quả ra tập trung… 

Bên cạnh đó, các cơ quan chuyên môn cũng tích cực vận động người dân sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn. Đến nay, các cơ quan chuyên môn của huyện đã phối hợp  UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Chi Lăng tổ chức được 45 hội nghị với 1.739 lượt nông dân được nghe tuyên truyền, kiến thức về sản xuất na an toàn theo hướng VietGAP. Cơ quan chuyên môn cũng đã hợp đồng với Trung tâm chất lượng nông lâm sản vùng 1 xây dựng kế hoạch để tổ chức chứng nhận lại các diện tích sản xuất na theo quy chuẩn VietGAP. 

Bà Nhàn cho biết thêm, na Chi Lăng nổi tiếng vì có hàm lượng dinh dưỡng cao, khi chín có mẫu mã đẹp, ăn ngon, lượng hạt ít cùi nhiều, hàm lượng đường và chất dinh dưỡng cao. Với giá bán trên thị trường khoảng 30.000 đồng/kg, thời điểm đầu vụ có khi lên đến 60.000 – 80.000 đồng/kg, nhiều nhà vườn trồng na có thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Hoàn thiện chuỗi sản xuất

Tuy nhiên, theo bà Nhàn, việc sản xuất na của người dân Lạng Sơn vẫn gặp nhiều khó khăn do một số nơi lợi dụng chất lượng, uy tín na Chi Lăng để bán sản phẩm na trồng ở vùng khác dưới cái tên na Chi Lăng khiến hình ảnh thương hiệu bị ảnh hưởng.

Để giữ vững uy tín, hình ảnh na Chi Lăng, xúc tiến các hoạt động tiêu thụ sản phẩm, bà Nhàn cho biết, trong khoảng thời gian từ ngày 22 - 28.8, sẽ có nhiều hoạt động được tổ chức trong khuôn khổ Ngày hội na Chi Lăng năm 2018 (tại Trung tâm giới thiệu nông sản huyện Chi Lăng, thôn Than Muội, xã Quang Lang, huyện Chi Lăng.

Theo đó, UBND tỉnh Lạng Sơn sẽ phối hợp các ngành chức năng, chính quyền địa phương tổ chức Diễn đàn thúc đẩy tiêu thụ rau, quả Việt Nam – Trung Quốc năm 2018 tại TP.Lạng Sơn; tổ chức tham quan vùng sản xuất na Chi Lăng, các mô hình vườn na mẫu theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP; tổ chức hội thảo “Hiệu quả trong xây dựng và phát triển thương hiệu, nhãn hiệu các sản phẩm nông sản trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn”; tổ chức trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm na Chi Lăng.

Đặc biệt, lần đầu tiên, Tuần lễ quảng bá na Chi Lăng và đặc sản Lạng Sơn năm 2018 sẽ được tổ chức tại Hà Nội với khoảng 20 gian hàng giới thiệu sản phẩm na và các đặc sản khác của Lạng Sơn. “Trong Ngày hội na Chi Lăng sắp tới, chúng tôi dự kiến sẽ gắn mã truy xuất nguồn gốc để giúp người tiêu dùng có thể nhận biết được đâu là sản phẩm thật” - bà Nhàn cho biết thêm.

Cũng theo bà Lê Thị Thanh Nhàn, ngoài tiêu thụ trong nước, tỉnh Lạng Sơn rất mong và đã đề nghị Bộ NNPTNT đưa quả na vào danh sách các loại quả có thể xuất khẩu sang một số nước, trong đó có cả thị trường Trung Quốc. “Để xúc tiến thương mại thành công, vai trò của doanh nghiệp là hết sức quan trọng, vì vậy chúng tôi đã kết nối với các doanh nghiệp, hợp tác xã để đẩy mạnh tiêu thụ và phải đồng hành cùng nông dân thúc đẩy sản xuất”- bà Nhàn nói.

 Theo Anh Thơ/danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập168
  • Hôm nay70,813
  • Tháng hiện tại871,623
  • Tổng lượt truy cập90,935,016
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây