Đầu tư chuồng nuôi gà hiện đại
Đầu năm 2017, 23 thành viên của Hợp tác xã nuôi gà Đỗ Sơn được Quỹ hỗ trợ nông dân (Quỹ HTND) tỉnh Phú Thọ giải ngân 2 tỉ đồng từ nguồn Quỹ HTND T.Ư thực hiện dự án chăn nuôi gà thịt. Anh Lê Thành Sự - Chủ nhiệm HTX cho biết: Hiện tại, HTX đang duy trì tổng đàn gà lông màu lên tới trên 100.000 con. Được vay vốn, các thành viên đã đầu tư sửa chữa, xây dựng chuồng trại, mua con giống, nguồn thức ăn hợp chuẩn.
Cụ thể, hiện chuồng trại chăn nuôi gà lông màu của HTX Chăn nuôi Đỗ Sơn được thiết kế theo kiểu “Đông Tây y kết hợp”. Tức là giống gà phương Đông trên hệ thống chuồng nuôi, vận hành, quản lý theo phong cách phương Tây. Chuồng nuôi gà được các thành viên thiết kế rộng rãi, thoáng mát và có cả sân chơi cho gà.
Lý giải chi tiết mô hình, anh Sự bật mí, không giống gà trắng công nghiệp ăn đâu nằm đấy, gà lông màu rất cần ánh nắng vào mùa đông để sưởi ấm và tạo màu cho lông nên anh để trống khoảng sân ở giữa để điều chỉnh ánh sáng.
Nhờ cải tiến chuồng nuôi, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình tiêm vắc xin nên đa phần đàn gà của HTX Chăn nuôi Đỗ Sơn xuất chuồng sớm hơn so với các trang trại khác từ 5 - 10 ngày (75 - 80 ngày xuất bán), qua đó lợi nhuận tăng đáng kể bởi giá thành luôn thấp hơn thị trường 5.000 - 10.000 đồng/kg.
Cũng như HTX Chăn nuôi gà Đỗ Sơn, thông qua vốn Quỹ HTND, nhiều mô hình sản xuất khác cũng đạt hiệu quả cao và được nhân rộng, như: Dự án “Chăn nuôi bò sinh sản” tại xã Thanh Minh (thị xã Phú Thọ), “chăn nuôi cá thương phẩm” tại xã Sông Lô (thành phố Việt Trì), “trồng rau an toàn” phường Trường Thịnh (thị xã Phú Thọ), “thát triển nghề mộc” tại xã Ngô Xá (huyện Cẩm Khê)…
Hơn 1.100 hộ được vay vốn
Hiện, nguồn vốn Quỹ HTND trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đạt trên 34 tỉ đồng với 205 dự án được thực hiện cho 1.185 hộ vay. Trong đó, nguồn vốn Quỹ HTND Trung ương ủy thác trên 14 tỉ đồng, cho 31 dự án với 396 hộ vay; nguồn vốn Quỹ HTND cấp tỉnh trên 11 tỉ đồng cho 30 dự án với 331 hộ vay; nguồn vốn Quỹ HTND cấp huyện và cấp xã vận động trên 8 tỉ đồng cho 144 dự án nhỏ với 458 hộ vay.
Bà Hà Thị Hương – Chủ tịch Hội nông dân tỉnh Phú Thọ khẳng định: Thông qua việc tham gia các dự án, đã liên kết thành lập các câu lạc bộ nông dân cùng sở thích, nhóm hộ liên kết sản xuất; các chi, tổ hội nghề nghiệp; các tổ hợp tác, HTX ... tạo thành vùng sản xuất hàng hóa.
Bà Hương cho biết: Thời gian tới, các cấp Hội tiếp tục lồng ghép các chương trình dự án, công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho hội viên, nông dân nhằm phát huy hiệu quả nguồn vốn; đồng thời điều tra, khảo sát lựa chọn những mô hình kinh tế hiệu quả thu hút đông đảo lao động tại địa phương tham gia.
Theo Đức Thịnh/Báo TTV.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã