Học tập đạo đức HCM

Trồng mận “ngủ mùng” hiệu quả tăng cao

Chủ nhật - 07/01/2018 21:32
Những năm gần đây nhà vườn trồng mận An Phước ở cù lao Tân Lộc trên sông Hậu, thuộc phường Tân Lộc, quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ lấy lại danh tiếng Cù lao Mận. Mùa trái chín rải đều trong năm, mận màu đỏ thắm, nõn nà, ngọt ngào. Tạo sức hút đặc biệt, được nhiều bạn hàng tin tưởng ở chất lượng trái ngon an toàn. Người tiêu dùng an tâm vì mận trái không sâu bệnh nhờ nhà vườn áp dụng kỹ thuật cho cả vườn mận “ngủ mùng”...

 

Vườn mận phủ màng lưới bao trái ở cù lao Tân Lộc.

 

Anh Trương Tiến Lực, Trưởng Phòng Kinh tế quận Thốt Nốt, cho biết: cù lao Tân Lộc có diện tích 1.589ha. Trước những năm 1980, nơi đây trồng mía với nhà máy lò đường thủ công nổi tiếng. Sau này, phần lớn đất trồng mía và đất ruộng ở cù lao được chuyển sang làm kinh tế vườn. Gần 10 năm qua, cây mận An Phước được đưa về đây trồng cho thấy hợp thổ nhưỡng, tươi tốt, đạt hiệu quả kinh tế cao nên diện tích vườn mận ngày càng lan rộng. Đến nay, cù lao Tân Lộc có trên 490ha trồng mận, chiếm diện tích trồng mận lớn nhất ở TP Cần Thơ (diện tích trồng mận ở Cần Thơ hiện có 550ha). Tuy nhiên, vài năm trước đây, mận An Phước gặp khó tiêu thụ, giá bán có khi giảm chỉ còn 5.000-6.000 đồng/kg. Thậm chí, lời đồn đãi “ác nghiệt” về việc phun thuốc trừ sâu để giữ trái khiến cho người tiêu dùng càng thêm e ngại.

Nhưng đó là chuyện cũ. Theo nhiều nhà vườn trồng mận trên đất cù lao, nếu không có biện pháp bảo vệ trái an toàn thì khó duy trì kinh tế vườn từ việc trồng mận. Trong khi giải pháp bao trái hoặc bao từng chùm hoa cực công và không khả thi với vườn mận cây cao, lớn. Thay vào đó, biện pháp dùng lưới bao cả vườn cây được xem an toàn, hiệu quả nhất. Hơn nữa, biện pháp này giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật rõ rệt, nhất là ngăn chặn ruồi đục trái, bảo vệ trái đến kỳ thu hoạch không bị ấu trùng hay sâu con nằm trong trái.

Anh Lê Đình Dự, phụ trách Trạm Bảo vệ Thực vật quận Thốt Nốt, dẫn giải: Kỹ thuật dùng lưới bao vườn cây cho thấy hiệu quả giảm trên 50% chi phí sử dụng thuốc trừ sâu bệnh. Mỗi mùa mận kéo dài khoảng 3 tháng. Trước khi bao lưới, vườn mận được chăm sóc tốt ra lá xanh tươi, phần lá khô dưới bờ vườn được thu gom lại rồi xử lý rải vôi diệt ấu trùng sâu bệnh. Sau đó dùng đệm (bạt) cao su trùm ủ lại. Mận vào mùa ra hoa là bắt đầu phủ màng lưới bao phủ cả vườn, lưới trùm tới mặt đất. Hiện nay, 70% diện tích vườn mận trên cù lao đã áp dụng biện pháp, kỹ thuật dùng màng lưới bảo vệ trái mận từ khi cây ra hoa.

Anh Triển có 4 công vườn trồng mận và sầu riêng ở phường Tân Lộc, cho biết: Trồng mận An Phước chỉ sau 2 - 3 ba năm bắt đầu cho trái. Nếu để cây tự nhiên ra hoa và dùng phân, thuốc trừ sâu chi phí tính ra tốn kém rất nhiều. Một mùa mận, sau khi trừ chi phí lãi thu chưa được bằng 50% so người dùng màng lưới bao phủ. Đó là chưa kể tới người mua ngán ngại vì sợ làm dụng thuốc trừ sâu, sản phẩm trái  còn tồn lưu thuốc gây tổn hại sức khỏe khi dùng. Bởi vậy, 2 năm qua, vườn mận nhà tôi chọn mua loại lưới trắng, chi phí khoảng 8 triệu đồng có thể phủ trọn cả một công vườn. Thời gian sử dụng lưới và bảo quản kỹ sau mỗi mùa trái có thể kéo dài 5 năm. Về mặt hiệu quả, chi phí giảm rõ khi không dùng thuốc trừ sâu để phòng trị ruồi đục trái, nhất là giữ môi trường tốt hơn, bảo vệ sức khỏe nông dân. Một công vườn mận An Phước, nếu chăm sóc tốt, sử dụng phân bón hợp lý, đúng cách có thể thu 12 tấn trái/năm.

Ở cù lao Tân Lộc có nhiều chủ vườn mận tổng thu đạt mức 100-120 triệu đồng/công/năm không còn là chuyện hiếm. Sau khi trừ chi phí, người trồng mận có thể thu lãi cao gấp hàng chục lần so trồng lúa. Gần đây, giá mận An Phước tăng. Mận loại 1 đóng hàng một container 4-5 tấn xuất bán sang Trung Quốc giá 45.000-50.000 đồng/kg. Trong đó vườn mận chăm sóc tốt, trúng mùa có thể lựa trái đạt loại 1 được từ 500kg đến 1 tấn/công. Riêng mận bán hàng chợ nội địa giá bình quân 16.000 đồng/kg. Theo một số chủ vườn, đôi khi thị trường rớt giá còn 6.000-10.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí sản xuất, dù có đầu tư màng lưới phủ và trừ khấu hao khoảng 3.000-4.000 đồng/kg tính ra người trồng mận vẫn còn có lãi cao hơn gấp 2-3 lần.

Bài, ảnh: HỮU ĐỨC/baocantho.cvn.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập383
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm374
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại819,780
  • Tổng lượt truy cập90,883,173
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây