Học tập đạo đức HCM

Tuyên Quang: Liên kết sản xuất hàng hóa theo chuỗi

Thứ ba - 27/02/2018 21:18
Liên kết doanh nghiệp - nông dân là điều kiện sống còn trong sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa. Tuy nhiên, làm sao để mối liên kết này bền chặt là bài toán khó đối với cả doanh nghiệp lẫn chính quyền địa phương.

Hiệu quả

Sau thành công của vụ ớt đông năm 2016, vụ đông năm 2017, Hội Nông dân phường Ỷ La (TP Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang) phối hợp với HTX Sản xuất dịch vụ nông nghiệp Ỷ La liên kết với Công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Hải Dương trồng trên 2ha ớt trên địa bàn phường. Năng suất đạt từ 6 đến 7 tạ/sào, thu khoảng 8 đến 9 triệu đồng/sào, cao hơn 2 đến 3 lần so với trồng lúa trên diện tích chuyển đổi.

07-55-23_1
Mô hình liên kết mang lại hiệu quả lớn giữa Công ty CP Chè Mỹ Lâm và nông dân (ảnh: ĐVT)

Doanh nghiệp đã cung ứng giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc và bao tiêu sản phẩm, người nông dân trực tiếp thực hiện sản xuất, còn HTX, Hội Nông dân và chính quyền địa phương làm cầu nối giám sát 2 bên thực hiện trách nhiệm trong hợp đồng.  

Anh Lê Xuân Lộc, Chủ tịch Hội Nông dân phường Ỷ La cho biết, qua 2 vụ, mô hình trồng ớt vụ thu đông thay đổi đáng kể thói quen sản xuất của người nông dân. Thay vì nuôi trồng tự phát, bà con hiện đã quen với việc nuôi trồng theo hợp đồng. Khi ớt có sản phẩm, HTX sẽ thu mua của người dân, bán lại cho công ty theo giá thị trường từng thời điểm, đồng thời sẽ thu tiền “róc” mỗi lần cân bán để chi trả lại cho người dân.

Phường Ỷ La cũng mới đưa vào trồng thử nghiệm cây măng tây bằng giống nhập ngoại với diện tích 1ha. Chính quyền địa phương và Hội Nông dân đứng ra giám sát việc cung ứng giống, vật tư phân bón và bao tiêu sản phẩm của doanh nghiệp. Đồng thời, Hội Nông dân, Khuyến nông và HTX có nhiệm vụ theo dõi tiến độ trồng, chăm sóc cây trồng theo đúng quy trình kỹ thuật. 

Công ty CP chè Mỹ Lâm (Yên Sơn) là doanh nghiệp chè đầu tiên của tỉnh xây dựng mô hình liên kết sản xuất mới với diện tích trên 200ha theo phương thức: Công ty thành lập các tổ dịch vụ thực hiện bón phân, phun thuốc, thu hái; nông dân thực hiện các công việc còn lại và tham gia quản lý vườn chè. Hình thức này giúp quản lý chặt chẽ được chất lượng nguyên liệu và sản phẩm. 

Theo báo cáo của ngành Nông nghiệp tỉnh Tuyên Quang, toàn tỉnh hiện có 15 HTX, 17 tổ hợp tác có tham gia liên kết với doanh nghiệp, 12 doanh nghiệp có hợp đồng liên kết với HTX và nông dân, 45 trang trại có tham gia liên kết với doanh nghiệp để sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Trong đó, một số doanh nghiệp đã có nhiều năm liên kết với các nông dân trên địa bàn tỉnh như Công ty TNHH Dekalb Việt Nam, Công ty TNHH Sao Việt Tuyên Quang, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam, Công ty CP Vật tư kỹ thuật nông nghiệp Bắc Giang liên kết tiêu thụ ngô biến đổi gen, các giống lúa chất lượng cao cho nông dân các huyện Chiêm Hóa, Sơn Dương, TP Tuyên Quang... Công ty TNHH hai thành viên Hoàng Hà (Vĩnh Phúc), Công ty TNHH Xây dựng và XNK Việt Trung (Hải Phòng) thực hiện mô hình liên kết trồng và bao tiêu sản phẩm ớt chỉ thiên. Công ty CP chè KIA Tăng thực hiện xây dựng HTX kiểu mới liên kết với doanh nghiệp, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và tiêu thụ chè tại xã Hồng Thái (Na Hang).  

Cần bắt tay bền chặt

Nâng cao hiệu quả liên kết, Sở NN-PTNT kết nối Công ty TNHH Lâm sản và dịch vụ Long Giang là đầu mối tiêu thụ một số sản phẩm hàng hóa nông nghiệp (miến dong Hợp Thành, chè xanh Làng Bát, mật ong Tuyên Quang, tinh bột nghệ Tiến Phát, rượu ngô Na Hang) tại Hà Nội. 

07-55-23_2
Ảnh: Đồng Văn Thưởng

Theo lãnh đạo Sở NN-PTNT Tuyên Quang, tỉnh này đã hình thành được nhiều vùng sản xuất chuyên canh như cam, chè, lạc, mía, bưởi... với diện tích hàng trăm nghìn ha, có 188 HTX nông lâm nghiệp, 649 trang trại. Tuy nhiên, số lượng các doanh nghiệp liên kết với nông dân, HTX trong tiêu thụ sản phẩm như trên là con số khiêm tốn, khiến cho chất lượng sản phẩm còn thấp chưa đáp ứng yêu cầu thị trường, sản xuất chưa gắn kết được các khâu chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Nguyên nhân do sản xuất nông nghiệp đa số với quy mô nông hộ, mối liên kết làm hàng hóa quy mô lớn chưa thực hiện do thiếu nhà đầu tư đứng ra sản xuất thu mua, chế biến tiêu thụ sản phẩm với nông dân. Mối liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp còn tương đối lỏng lẻo, dễ bị phá vỡ bởi yếu tố giá thị trường.

Ông Trần Ngọc Thanh, Trưởng phòng Trồng trọt, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Tuyên Quang minh chứng, năm 2017 có doanh nghiệp đã liên kết với nông dân một số xã của huyện Chiêm Hóa xây dựng mô hình trồng lúa chất lượng cao. Tuy nhiên, đến vụ thu hoạch, số lượng lúa gạo doanh nghiệp mua được của nông dân rất ít, do nhiều người trồng lúa không có nhu cầu bán hoặc bán cho các tiểu thương bên ngoài với giá “nhỉnh” hơn giá doanh nghiệp thu mua. 

Để doanh nghiệp - nông dân có cái “bắt tay” bền chặt hơn, thay vì làm việc với từng nông dân, các doanh nghiệp nên làm việc thông qua các HTX, tổ hợp tác. Từ đầu năm 2017, Công ty CP Mía đường Sơn Dương phối hợp với HTX Nông lâm nghiệp Tam Đa (Sơn Dương) thực hiện liên kết sản xuất mía nguyên liệu với 800 hộ dân, quy mô 214ha.

Anh Nguyễn Trọng Quý, Giám đốc HTX Nông lâm nghiệp Tam Đa cho biết, HTX liên kết theo hình thức cung ứng giống, vật tư phân bón và thu mua, vận chuyển mía cho các hộ liên kết, đối với những hộ có nhu cầu, HTX có tổ dịch vụ thu hoạch mía. Đây là năm thứ 2 HTX thực hiện liên kết và nhận được sự ủng hộ rất lớn của bà con trồng mía trong khu vực. Trong năm nay, Công ty CP Mía đường Sơn Dương sẽ tiếp tục hướng dẫn thành lập tổ hợp tác, HTX sản xuất mía tại các xã trong vùng quy hoạch. 

Ông Nguyễn Đại Thành, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Tuyên Quang cho biết, ngành đang tập trung đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả các hình thức tổ chức sản xuất, quản lý trong nông nghiệp, nông thôn, nhất là việc sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX nông nghiệp kiểu mới, các tổ hợp tác, mở rộng các ngành nghề dịch vụ, gắn với chuỗi cung ứng sản phẩm hàng hóa, đảm nhiệm tốt vai trò đại diện của nông dân trong chuỗi sản xuất - tiêu thụ...
Theo Đồng Văn Thưởng- Việt Bắc/Báo Nông Nghiệp.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập89
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm88
  • Hôm nay29,218
  • Tháng hiện tại896,729
  • Tổng lượt truy cập90,960,122
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây