2 bên đều có lợi
Mặc dù “đóng” trên địa bàn huyện miền núi xa xôi Bảo Thắng, Lào Cai, song HTX Chăn nuôi Quý Hiền được coi là một trong những mô hình HTX nông nghiệp kiểu mới tiêu biểu. Chia sẻ về thành công của HTX, ông Phạm Quốc Ân- Chủ nhiệm HTX Quý Hiền cho rằng, điểm khác biệt căn bản của HTX so với các hộ cá thể là: HTX làm những việc mà hộ cá thể không làm được. Chẳng hạn như quy hoạch sản xuất, cân đối thị trường; HTX đã tổ chức dạy nghề chăn nuôi, thú y cho xã viên, xây dựng quản lý và sử dụng các loại quỹ, đặc biệt là quỹ dự phòng rủi ro, nhờ có quỹ nên không có hộ nào phải bỏ đàn.
Ở chiều ngược lại, HTX cũng có 3 cái được là: Hàng hóa HTX có tính cạnh tranh cao, khách hàng đã mua gà của Quý Hiền không muốn mua gà khác nữa; sử dụng vốn có hiệu quả, hệ số quay vòng vốn cao, HTX không có tiền nhàn rỗi, tài khoản HTX không có số dư và cuối cùng là vị thế của HTX được nâng lên. “Theo tôi, HTX nên có mục tiêu là không lấy lợi ích tự thân, mà nên lấy mục tiêu giúp đỡ các thành viên thu nhập ngày càng khá hơn. Đặc biệt, nên lấy đơn vị hộ làm đơn vị hạch toán kinh doanh, các hộ tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất của mình và chịu trách nhiệm trong các phát sinh tài chính của hộ mình”- ông Ân chia sẻ.
Phải marketing cho HTX kiểu mới
Hiện tại với sự liên kết của Công ty CP Bảo vệ thực vật An Giang (AGPPS), HTX Phước Lộc đang tiến hành liên kết những hộ nhỏ lẻ lại thành tập thể có tiếng nói chung với mục tiêu trong 1 năm đầu tập trung vào việc tập hợp các công cụ sản xuất, con người và vốn đầu tư. HTX Phước Lộc cũng đã xây dựng phương án sản xuất trên diện tích 500ha đất với quy mô 1.500ha lúa/năm, thu hút 166 hộ tham gia.
Trong khi đó, theo bà Đỗ Thị Hiệp - Giám đốc HTX Chè Tân Hương (xã Phúc Xuân, TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên), điều quan trọng nhất của HTX là phải tổ chức được sản xuất theo một quy chuẩn chung. Như HTX Chè Tân Hương đã từng bước tổ chức sản xuất chè theo tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề cần được coi trọng hàng đầu, từ đó xây dựng được thương hiệu riêng cho chè Tân Hương. “Chúng tôi thường xuyên tổ chức tham gia các hội chợ, hội thi, hội thảo để quảng bá và giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng. Từ năm 2013 đến nay, HTX đã có website để đăng tải các thông tin về sản phẩm chè của HTX và bán hàng”- bà Hiệp chia sẻ.
Đến nay, HTX Chè Tân Hương đã có 13ha chè sản xuất theo tiêu chuẩn UTZ, đạt sản lượng 27 tấn chè búp khô hàng năm. Toàn HTX có 42 thành viên, với số vốn hoạt động 1,5 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt 3,8 triệu đồng/tháng.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã