Học tập đạo đức HCM

Vĩnh Phúc: Gặp ông “vua” đặc sản ở Đại Đình

Thứ ba - 16/04/2013 03:37
Từng là một cán bộ khuyến nông với 10 năm kinh nghiệm cơ sở, gắn bó chia sẻ mọi khó khăn trong sản xuất nông nghiệp với bà con địa phương. Và nhờ sự nhanh nhạy với những biến đổi của thị trường, ông Khổng Văn Sinh ở thôn Đền Thõng, xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc đã nhanh chóng bén duyên và thành công với con đặc sản. Hiện ông đang sở hữu một trang trại với quy mô 12 ha, kinh doanh, sản xuất các loài đặc sản như đà điểu, lợn rừng, hưu sao, ngoài ra còn nuôi gà đẻ, lợn siêu nạc.

 

Sau khi được thăm quan, học tập và trao đổi kinh nghiệm mô hình nuôi con đặc sản trong và ngoài tỉnh do Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (KNKN) tỉnh tổ chức năm 2009, ông Sinh nhận thấy trang trại của mình có rất nhiều lợi thế như: đất đồi rộng, gần khu du lịch Tây Thiên, Thiền Viện, khách du lịch ngày càng nhiều nên nhu cầu thực khách ngày một nâng cao. Về nhà ông đầu tư xây dựng khu chăn nuôi con đặc sản.

 

Ông Sinh chăm sóc đàn hươu của gia đình.

 
Bắt đầu vào nuôi con đặc sản, gia đình ông chỉ nuôi thí điểm 4 đôi nhím, 4 đôi dúi. Sau khi đã tích lũy được thêm ít kinh nghiệm, đồng thời được Trung tâm KNKN tỉnh hỗ trợ con giống, thức ăn và được cán bộ trực tiếp hướng dẫn các quy trình kỹ thuật, việc chăn nuôi của gia đình ông ngày càng thuận lợi và cho hiệu quả cao.


Thành công bước đầu là bàn đạp để ông vững bước tăng gia sản xuất, ông lại tiếp tục đầu tư xây dựng thêm một hệ thống chuồng trại để chăn nuôi lợn rừng, đà điểu và hươu sao với quy mô 03 ha.


Hiện tại, đàn lợn rừng của ông có gần 50 con, trong đó có 20 lợn nái, 4 đực giống, còn lại là lợn con. Mỗi năm gia đình ông xuất chuồng 2 lứa, trong đó số con bán làm giống chiếm 2/3, với giá 250.000 - 300.000 đồng/kg, còn lại bán với giá lợn thịt là 200.000 đồng/kg. Thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi của ông không chỉ trong tỉnh mà cả ngoài tỉnh như: Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Phú Thọ, Tuyên Quang….


Đối với con đà điểu, ông cho biết: “Gia đình ông là một trong hai gia đình đã mạnh dạn đi đầu làm điểm nuôi thử nghiệm 12 con đà điểu Ôxtrâylia và Nam Phi được mua của Viện chăn nuôi. Sau 9 tháng nuôi thử nghiệm trọng lượng cả hai giống đà điểu đạt trên 106 kg/con. Với giá bán từ 60.000 - 70.000 đồng/kg, sau khi trừ các khoản chi phí cho lãi từ 1-1,5 triệu đồng/con, cao gấp 2-3 lần so với hiệu quả kinh tế từ chăn nuôi bò”.

 

Còn hươu sao mỗi năm cũng cho thu khoảng 2 kg nhung hươu, với giá bán 2-2,5 triệu đồng/lạng. Tại trang trại đang có 5 con trong thời gian khai thác, và một số con đang bước vào thời điểm sinh sản.


Ngoài nguồn thu chính từ con đặc sản, ông còn có thu nhập từ nuôi gà thịt, gà đẻ và lợn thịt. Ông cho biết, khởi đầu là năm 2004, ông đầu tư gần 200 triệu đồng để xây dựng hệ thống chuồng trại chăn nuôi gà thịt với quy mô 6000 con. Nhờ nắm vững kỹ thuật và tuân thủ đúng quy trình vệ sinh phòng bệnh nên đàn gà nhà ông lúc nào cũng khỏe mạnh, được thương lái tin tưởng trả với giá cao hơn so với các hộ chăn nuôi khác. Mỗi năm gia đình ông thu lãi khoảng 80 triệu tiền gà thịt sau khi đã trừ mọi chi phí.


Năm 2006, ông vay lãi ngân hàng để tiếp tục mở rộng mô hình chăn nuôi với 20 lợn nái, 100 lợn thịt siêu nạc và 2000 con gà đẻ. Mỗi năm mang lại lợi nhuận hàng trăm triệu đồng.

       Ông Sinh cho biết: “Chăn nuôi con đặc sản như lợn rừng, nhím, hươu sao, ... ít khi chúng bị mắc bệnh tật, thức ăn chăn nuôi chủ yếu là rau xanh, củ, quả (chiếm 70%) và một ít thức ăn tinh gồm ngô, sắn ...,toàn những thứ sẵn có tại địa phương mà giá thành lại rẻ hơn so với thức ăn công nghiệp rất nhiều, giá bán cũng cao hơn hẳn so với chăn nuôi gà, lợn thông thường".

 

Trao đổi với chúng tôi về những dự định sắp tới, ông Sinh cho biết, sẽ đầu tư thêm 3 ha nữa để mở rộng khu chăn nuôi lợn rừng, lợn mán và lợn cắp nách, vì thị trường tiêu thụ con đặc sản ngày càng được mở rộng, không những tiêu thụ ở trong tỉnh mà có thể xuất đi các tỉnh bạn một cách dễ dàng”.


Mô hình chăn nuôi tổng hợp hiện nay đã và đang cho thấy hiệu quả rất tích cực đối với bà con nông dân ở Vĩnh Phúc. Trang trại chăn nuôi tổng hợp của ông Khổng Văn Sinh là mô hình điển hình, cho hiệu quả kinh tế cao, cần được nhân rộng.


Phùng Xuân Tiến
Trung tâm Khuyến nông Việt Nam

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập144
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm141
  • Hôm nay19,948
  • Tháng hiện tại1,033,335
  • Tổng lượt truy cập91,096,728
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây