Học tập đạo đức HCM

“Vua” trâu đất miền Tây

Thứ hai - 18/06/2018 21:23
Vốn liếng ban đầu chỉ là một con trâu cái, sau hai mươi năm gắn bó với nghề nuôi trâu, nay sở hữu trong tay hàng trăm con trâu có giá trị gần chục tỷ đồng. Chủ nhân là anh Nguyễn Hồng Ngự, ở ấp 6, xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ, Hậu Giang - người được phong “vua” trâu.

Bỏ túi hơn 2,5 tỷ đồng/năm

Anh Ngự kể về cơ duyên đến với con trâu, cách khởi nghiệp của anh không giống ai. Anh học đến lớp 11, do hoàn cảnh khó khăn phải ở nhà làm ruộng. Trước đây, vùng Lương Nghĩa đất bị nhiễm phèn nặng nên làm lúa một công mỗi năm chỉ được vài trăm ký, không đủ sống. Khi lập gia đình, các con ra đời, gánh nặng cơm áo gạo tiền lại đè lên vai, buộc anh Ngự phải làm đủ mọi cách kiếm sống. 

Anh Ngự hiện sở hữu hàng trăm con trâu có giá trị gần chục tỷ đồng
Anh Ngự hiện sở hữu hàng trăm con trâu có giá trị gần chục tỷ đồng
  

“Trồng lúa lúc thu hoạch khổ nhất là không có trâu kéo, thấy người ta kêu bán con trâu rẻ nên tôi gom hết tiền vàng mừng cưới, mượn thêm bà con được 6 chỉ vàng mua con trâu cái này về kéo lúa cho năm đó. Nhiều người nói mua trâu nuôi xui lắm nhưng chỉ vụ đầu tôi kéo ruộng nhà xong và ruộng hàng xóm, vậy mà vụ đó gia đình tôi mua gần được 1 cây vàng. Vài tháng sau con trâu cái này có chửa, tôi cho nó đẻ gây đàn”. Anh tâm sự. Từ đó, anh tập trung chăm sóc, gây đàn. Từ vài con trâu ban đầu, anh mua thêm nên đàn trâu sinh sôi nảy nở đến chục con. 

Anh cho biết thêm: Nuôi trâu khỏe hơn nuôi những con vật khác. Trâu rất dễ tính, sống rất khỏe, thức ăn chính là cỏ, chỉ cung cấp đủ lượng cỏ cần thiết, công chăm sóc rất ít, chỉ nuôi 3 - 5 năm có thể bán 25 - 40 triệu đồng/con. 

Khi đàn trâu sinh sôi nảy nở, để kiếm thêm tiền từ số trâu đực dư ra, anh còn làm dịch vụ cho thuê trâu với giá 6 triệu đồng/con/năm. Hiện, anh đang sở hữu 140 con trâu đực, hơn 50 con trâu cái, trong đó có hơn 40 con đang sinh sản, mỗi năm cho thêm từ 40 - 50 con nghé. Bên cạnh bán trâu giống, cho thuê trâu đực, anh còn làm nghề “lái trâu” mỗi năm cung cấp cho thị trường miền Bắc và ĐBSCL khoảng 400 con trâu thịt. Sau khi trừ hết chi phí, mỗi năm anh bỏ túi hơn 2,5 tỷ đồng. 

  

Đam mê bất tận

Ấn tượng nhất về anh Ngự là người đàn ông mê trâu đến kỳ lạ. Nhiều người còn gọi anh là kẻ du mục với đàn trâu. Khu vực miền Tây, gặp đàn trâu khoảng chục con có thể đó là trâu của anh Ngự. Bởi anh gửi trâu khắp nơi, có lúc lên tận Bảy Núi (An Giang), vùng biên giới Giang Thành (Kiên Giang), huyện Tháp Mười (Đồng Tháp), Cờ Đỏ (TP Cần Thơ)… đâu có đồng cỏ tốt là đàn trâu của anh đến. 

Anh Ngự đang chăm sóc đàn trâu của mình
Anh Ngự đang chăm sóc đàn trâu của mình 

  

Thành công trong nuôi trâu, anh còn giúp vốn cho những hộ nghèo. Hơn 60 con trâu cái của anh được đưa đến những hộ có ít đất sản xuất, hoàn cảnh khó khăn để tạo điều kiện cho những đối tượng này thoát nghèo. Anh áp dụng hình thức giao trâu và chia đôi lợi nhuận. Bằng cách này, đến nay đã có hàng chục hộ ở ĐBSCL được cho mượn trâu nuôi, trong đó có nhiều hộ có kinh tế khá giả lên. Sắp tới, anh tiếp tục hỗ trợ trâu cho nhiều hộ ở ĐBSCL, với số lượng lên tới 80 - 100 con. 

Ngoài những thành công trên… anh còn đưa trâu thi đấu tại hội chọi trâu Đồ Sơn. Qua 6 năm liên tục tham gia, anh đã đưa 18 con con dự tuyển, năm 2017, trâu của anh đạt giải nhì hội chọi trâu Đồ Sơn. Trâu thắng cuộc được xẻ thịt bán, giá 2 triệu đồng/kg, theo tính toán, con trâu 500 kg hơi, thu lãi được 600 triệu đồng, cao gấp nhiều lần trâu thường và còn góp vui ngày hội nữa. 

>> Ông Nguyễn Thanh Hồng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Lương Nghĩa, cho biết: Mô hình nuôi trâu của anh Ngự từ vỗ béo, cho sinh sản, cho dân mượn trâu xóa nghèo… cho thấy sự nhạy bén trong cách làm giàu của anh Ngự và cho xã hội. Anh Ngự tạo việc làm thường xuyên cho 10 người với mức lương 4 - 5 triệu đồng/tháng từ việc cắt cỏ, giữ trâu.

 Ngọc Trinh/nguoichannuoi.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập406
  • Hôm nay34,474
  • Tháng hiện tại739,587
  • Tổng lượt truy cập90,802,980
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây