Học tập đạo đức HCM

Xây dựng nông thôn mới ở địa đầu Tổ quốc

Chủ nhật - 26/11/2017 23:23
Chúng tôi tìm đến với cực Bắc Tổ quốc, trên con đường chông chênh, ngoằn nghèo, sương mù giăng đầy trời, giăng cả lối đi. Đến đây, mới thấy được cuộc sống của người dân đã “thay da đổi thịt” từng ngày, thể hiện rõ trên những con đường, căn nhà, ngôi làng…
09-25-09_nh_3
Một góc Lũng Cú nhìn từ trên cao

Lũng Cú là xã biên giới của huyện Đồng Văn (Hà Giang) có nền kinh tế xã hội phát triển chậm, kết cấu hạ tầng hạn chế, trình độ dân trí thấp. Thời gian qua, xã Lũng Cú đã làm tốt công tác tuyên truyền giúp người dân hiểu rõ nội dung, ý nghĩa của xây dựng NTM cũng như phương châm, cơ chế thực hiện. Nhờ đó, cán bộ, nhân dân trong xã đều đồng lòng, chung sức thực hiện. 

Ở từng tiêu chí cụ thể, xã Lũng Cú thực hiện theo phương châm "dễ làm trước, khó làm sau", nhờ đó đến năm 2017, xã đã hoàn thành 15/19 tiêu chí xây dựng NTM. Bộ mặt nông thôn khởi sắc, điện, đường, trường học, trạm y tế… cơ bản được đáp ứng, củng cố. Người dân tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tiếp cận các nguồn vốn vay phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập. 

Những đổi thay đó là nhờ hướng đi đúng hướng của chính quyền nhân dân xã Lũng Cú, trong đó trọng tâm phát triển mô hình du lịch homestay. Xây dựng và phát triển các điểm du lịch cộng đồng gắn với những sản phẩm truyền thống là một trong những chiến lược nhằm thu hút du khách đến với tỉnh Hà Giang, giúp người dân có thêm thu nhập, ổn định cuộc sống từ hoạt động dịch vụ du lịch. 

Làng văn hóa Lô Lô Chải nằm dưới chân Cột cờ Quốc gia Lũng Cú, huyện Đồng Văn. Thôn có 96 hộ với 453 nhân khẩu, trong đó dân tộc Lô Lô có 86 hộ; dân tộc Mông 10 hộ. Từ khi được tỉnh đầu tư xây dựng Làng văn hóa du lịch cộng đồng gắn với xây dựng NTM, Lô Lô Chải đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước khi đến với Cao nguyên đá Đồng Văn.

Ông Vàng Mí Cấu, Bí thư UBND xã Lũng Cú cho biết: “Dịch vụ Homestay ở xã Lũng Cú là mô hình điểm của tỉnh. Chúng tôi đang hướng đến phát triển du lịch tập trung, trước tiên xác định 6 hộ gia đình đăng ký dịch vụ homestay, để thu hút khách ngủ nghỉ tại địa bàn, quy hoạch phát triển cảnh quan từng thôn”.

09-25-09_nh_1
Dịch vụ homestay đang ngày càng thu hút khách du lịch

Ngoài ra theo Bí thư Cấu, dịch vụ xe ôm chở khách lên Cột cờ Lũng Cú đang mang lại thu nhập cho một bộ phận người lao động. Đồng thời, tới đây sẽ xây dựng chùa tâm linh, nhằm tạo điểm du lịch cho Lũng Cú, tạo các điểm nhấn để phát triển, nâng cao đời sống bà con. Đây được xem là bước chuyển từ nông, lâm nghiệp sang làm dịch vụ du lịch, khai thác thế mạnh địa phương để giảm nghèo bền vững, để bà con có thu nhập...

Sau 2 năm triển khai mô hình du dịch homestay, đã đem lại cuộc sống khá hơn cho anh Sìn Dĩ Gai. Anh Gai chia sẻ: “Sau khi trừ mọi chi phí, tôi thu về 40 triệu đồng mỗi năm. Trước kia không làm du lịch, gia đình thu nhập thấp lắm, giờ thì kinh tế khá hơn trước. Với 150 nghìn đồng/đêm cả ngủ cả ăn, riêng ngủ 60 nghìn đồng mỗi tối, rất hợp với túi tiền của khách. Khách chủ yếu là người nước ngoài”.

Người duy nhất có điểm bán cà phê ở Lũng Cú kết hợp làm du lịch cộng đồng, anh Dìu Dĩ Chiến cho biết: “Tôi làm dịch vụ này được 2 năm, chủ yếu phuc vụ khách nước ngoài. Tính trung bình thu nhập 1 - 2 triệu đồng/tháng, so với đi làm nương, trồng ngô, chăn nuôi… thì hơn hẳn rồi”.

09-25-09_nh_2
Du lịch góp phần đổi thay cuộc sống bà con xã Lũng Cú
“Đưa dịch vụ homestay vào xã Lũng Cú, khó nhất vẫn là nhận thức. Bà con chưa có nhận thức về làm ăn kinh tế, chưa có nhận thức là đồng ý đưa người khác vào nhà mình ngủ để lấy tiền ở trọ. Các dân tộc ở đây không có thói quen để những người khác đến nhà mình ngủ, nhất là người lạ vào nhà ngủ đôi. Tuy nhiên, bây giờ chúng tôi vận động được rồi", ông Dinh Chí Thành, Phó Chủ tịch UBND huyện Đồng Văn.
Theo Trần Hồ/Báo Nông Nghiệp.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập404
  • Hôm nay59,010
  • Tháng hiện tại764,123
  • Tổng lượt truy cập90,827,516
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây