Học tập đạo đức HCM

Doanh nghiệp trồng hoa với năng lượng xanh

Thứ hai - 10/05/2021 04:48
Tại một doanh nghiệp trồng hoa lớn hướng tới việc sử dụng năng lượng mặt trời; những cây lan hồ điệp đang ngày ngày được nuôi dưỡng, chăm sóc với hệ thống tự động chạy hoàn toàn bằng năng lượng xanh đầy hiệu quả này.

Sản xuất lan hồ điệp tại Công ty Hoa Thiên Ngân
Sản xuất lan hồ điệp tại Công ty Hoa Thiên Ngân

Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Hoa Thiên Ngân là một trong những doanh nghiệp trồng hoa lan hồ điệp lớn của huyện Di Linh. Nằm trên đường Ngô Quyền, sát ngay hồ nước nhỏ được gọi là hồ Tây, Hoa Thiên Ngân hiện cũng là doanh nghiệp sử dụng điện năng lượng mặt trời hiệu quả. Trên diện tích 1,7 ha hầu hết đã dựng nhà kính, Hoa Thiên Ngân đang có 10 nhà vòm chuyên trồng lan hồ điệp. Năm 2020, dù khó khăn do dịch COVID-19, Hoa Thiên Ngân vẫn cung cấp 60 ngàn chậu lan hồ điệp ra thị trường. Hiện công ty có 12 công nhân làm việc, thường xuyên cung cấp một lượng hoa cắt cành và hoa chậu. 

Ông Từ Ngọc Dụng, quản lý trang trại cho biết, hoạt động được 4 năm, Hoa Thiên Ngân chuyên trồng lan hồ điệp, một loài hoa có nguồn gốc nhập ngoại, cần nhiều sự chăm sóc và điều kiện môi trường phù hợp. Ông Dụng cho hay, công ty sản xuất lan hồ điệp từ làm giống, chăm sóc tới lúc ra hoa, khác một số trang trại chỉ chuyên giai đoạn chăm sóc kích bông nở. Những cây lan hồ điệp nhỏ xíu được sản xuất tại trang trại, chăm sóc và chuyển xuống trại nuôi dưỡng tại Đồng Nai, sau đó chuyển ngược lại Di Linh để kích nở bông. Chính vì vậy, quy trình sản xuất của Hoa Thiên Ngân cũng phức tạp hơn một số trang trại cùng sản xuất lan hồ điệp.

Theo ông Dụng, trồng lan hồ điệp đòi hỏi điều kiện nhiệt độ, ánh sáng, ẩm độ…, theo đúng quy trình. Như khi cây lan còn nhỏ cần nhiệt độ cao, ánh sáng mạnh. Cây giai đoạn trưởng thành phát triển tốt trong nhiệt độ 25-28 độ C. Giai đoạn kích bông nở, cần chênh lệch nhiệt ngày - đêm lớn, có lúc nhiệt độ phải xuống 18 độ C cây mới ra được mầm bông. Vì vậy, Hoa Thiên Ngân có hệ thống tưới, quạt thông gió, tường nước, giàn lưới che hoạt động hoàn toàn tự động, được lập trình sẵn, điều khiển tự động theo điều kiện thời tiết. Khi nhiệt độ quá nóng, hệ thống quạt gió, tường nước tự động hoạt động. Và khi trời mát, hệ thống cũng tự động dừng. Hiện tại, hầu như toàn bộ hệ thống sử dụng điện năng của Hoa Thiên Ngân đều sử dụng năng lượng mặt trời từ giàn pin áp mái ngay tại trang trại.

Ông Dụng cho biết, năm 2019, Công ty Hoa Thiên Ngân quyết định đầu tư trên 1,5 tỷ đồng lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái với công suất 100 kWp. Với số giờ nắng của Di Linh, trung bình hệ thống phát 280 kWh/ ngày, sử dụng hoàn toàn cho trang trại. Từ quạt thông gió, tưới nhỏ giọt cho tới hầu hết các hoạt động cần đến điện năng, đều sử dụng hệ thống điện mặt trời của công ty. Ông Dụng chia sẻ: “Thực sự chúng tôi lắp đặt điện mặt trời để sử dụng phục vụ nội bộ là chính, khi nào buổi tối, trời mưa không có năng lượng mặt trời chúng tôi sử dụng bù từ điện lưới. Hệ thống điện mặt trời giúp doanh nghiệp tiết kiệm khá nhiều chi phí tiền điện, phục vụ hiệu quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp”. Tuy nhiên, ông Từ Ngọc Dụng cũng nhận xét, khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời cần chú ý tới hướng đón sáng cũng như cần được bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên để hệ thống làm việc hiệu quả nhất. 

Ông Bùi Ngọc Dũng, Giám đốc Điện lực Di Linh cho biết, Công ty Hoa Thiên Ngân là doanh nghiệp đầu tiên của huyện lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái. Công ty sử dụng điện năng lượng mặt trời phục vụ cho trang trại là chính, không bán lên lưới, rất phù hợp với xu thế sử dụng điện năng lượng mặt trời theo định hướng của Chính phủ. Ông Dũng cũng cho biết thêm, hiện một số đơn vị doanh nghiệp, cá nhân tại huyện Di Linh cũng định hướng lắp điện mặt trời theo xu thế tự phục vụ hoạt động của doanh nghiệp, không làm với mục đích chính là bán điện. Đây là một trong những hướng đi đúng đắn, giảm áp lực lên hệ thống truyền tải điện, đồng thời sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo xanh. 

http://baolamdong.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập208
  • Hôm nay38,309
  • Tháng hiện tại696,378
  • Tổng lượt truy cập90,759,771
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây