Học tập đạo đức HCM

Hỗ trợ Tổ hợp tác, HTX, nông dân làm rừng và trang trại phát triển các sản phẩm theo chuỗi giá trị

Thứ tư - 07/10/2020 04:37
Được sự hỗ trợ từ Chương trình Rừng và Trang trại của FAO, Hội Nông dân Việt Nam tiếp tục được lựa chọn là đối tác chính của giai đoạn II (2019-2022) Chương trình hỗ trợ Rừng và Trang trại (FFF) triển khai tại 4 tỉnh: Yên Bái, Bắc Kạn, Hòa Bình, Sơn La. Sau hơn 01 năm thực hiện Chương trình, Ban quản lý Chương trình tổ chức hội thảo lập kế hoạch hoạt động Chương trình năm 2020 vào sáng nay (30/6) tại Hà Nội.
image001 9372F61
 
Quang cảnh Hội nghị


Hội thảo nhằm khái quát tình hình thực hiện Chương trình FFF năm 2019, thảo luận Kế hoạch Chương trình FFF năm 2020; thông tin chính sách, các chương trình dự án và sự phối hợp của các bên liên quan, doanh nghiệp, đề xuất các giải pháp thực hiện kế hoạch; thảo luận, thống nhất cách thức triển khai, cơ chế phối hợp thực hiện Chương trình FFF II năm 2020.
 
 
Tham dự Hội thảo có đại diện Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, FAO Việt Nam, Sở NN&PTNT các tỉnh, đại diện Tổ hợp tác, HTX tham gia Chương trình FFF II của 5 tỉnh: Hòa Bình, Bắc Kạn, Yên Bái, Sơn La, Thái Nguyên, các doanh nghiệp, chuỗi thu mua sản phẩm hữu cơ Bác Tôm.
 
 
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Trưởng Ban Hợp tác quốc tế Trung ương Hội NDVN - Giám đốc Chương trình Mai Bắc Mỹ khẳng định: Năm 2019, mặc dù có rất nhiều khó khăn, thách thức nhưng Chương trình đã đạt được những tín hiệu rất tích cực: Gần 3.000 nông dân trồng rừng và cán bộ Hội Nông dân Việt Nam trên địa bàn 14 xã thuộc 10 huyện của 5 tỉnh đã và đang hưởng lợi từ Chương trình (37,5% nữ, 51% người dân tộc); những người nông dân trồng rừng tham gia vào các tổ hợp tác, HTX đã thấy được hiệu quả thực sự, sản xuất hữu cơ, thích ứng với biến đổi khí hậu, giữ gìn bản sắc văn hóa xã hội. Một số Tổ hợp tác đã phát triển lên thành các HTX và có thể tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất và chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ để đưa vào siêu thị và xuất khẩu.
 
 
Đến nay, Chương trình FFF II đã đạt được một số kết quả như: Các cơ chế, chính sách liên quan tới các Tổ hợp tác, HTX được thúc đẩy thuận lợi hơn thông qua các diễn đàn liên ngành, đa ngành; khả năng kinh doanh, tiếp cận thị trường và tài chính của các Tổ hợp tác, HTX được tăng lên thông qua chuỗi giá trị gắn với bình đẳng giới và cung cấp dịch vụ cho các thành viên; giảm thiểu, thích ứng, chống chịu với biến đổi khí hậu được cải thiện thông qua việc tham gia trực tiếp của các Tổ hợp tác, HTX và lồng ghép với các biện pháp sinh kế tổng hợp; tiếp cận các dịch vụ văn hóa và xã hội được cải thiện và bình đẳng.
 
 
Chia sẻ tại Hội thảo, Phó Chủ tịch Hội ND tỉnh Hòa Bình Nguyễn Thị Hương Hải cho biết: Sau 1 năm hoạt động, tỉnh đã thành lập được 2 HTX, 3 Tổ hợp tác và các nhóm nòng cốt. Năng lực các nhóm nòng cốt, Tổ hợp tác, HTX được nâng lên, có khả năng điều hành hoạt động, liên kết để tiêu thụ sản phẩm, tích cực thúc đẩy tham gia các hoạt động của Chương trình. Điển hình là HTX dịch vụ tổng hợp An Sinh- thôn chợ Đập, xã An Bình, huyện Lạc Thuỷ đã tự vận động để mở thêm ngành nghề kinh doanh trồng cây dược liệu, sản xuất nấm. Đồng thời, trong thực hiện các dự án nhỏ, các Tổ hợp tác, HTX đã chủ động hơn, người dân tự giác tham gia; cán bộ Hội nhận thức được vai trò của mình.
 
 
Phó Chủ tịch Hội ND Sơn La Cầm Văn Minh cho biết: Qua 3 vòng khảo sát, tỉnh đã chọn được 2 xã tham gia Chương trình; thành lập được 5 HTX, 7 Tổ hợp tác. Qua triển khai dự án, năng lực sản xuất, kinh doanh của Ban quản trị Tổ hợp tác, HTX được nâng lên, đồng thời cán bộ Hội các cấp, chi Hội trưởng tuyên truyền gắn với mô hình đã có sức thu hút, thuyết phục hội viên, nông dân cao hơn.
 
 
Các Hội nghị bàn tròn cấp huyện, xã đã trở thành diễn đàn liên kết giữa Hội, hội viên, nông dân với chính quyền địa phương, qua đó các cấp chính quyền được nghe tiếng nói của hội viên, nông dân để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho bà con, đồng thời cũng giúp bà con được tiếp cận gần hơn với các chính sách của Đảng, Nhà nước.
 
 
Chương trình đã mang lại nhiều kết quả đáng kể. Hy vọng thời gian tới các bên cùng nhau thúc đẩy Chương trình để nâng cao những thành quả đạt được, gắn liền với Nghị quyết về xây dựng chi, tổ Hội nông dân nghề nghiệp, tiến tới xây dựng chi, tổ Hội từ HTX, Tổ hợp tác. 
 
image004 937308A
Giám đốc HTX dịch vụ An Sinh huyện Lạc Thủy, Hòa Bình Đinh Thị Huệ
chia sẻ kết quả hoạt động Chương trình FFF mang lại
 
 
Chủ tịch Hội ND tỉnh Bắc Kạn Lưu Văn Quảng thông tin: Chương trình đã thành lập Nhóm trọng tâm- pha 2, tổng hợp tất cả các ngành của xã. Trong đó, lựa chọn các thúc đẩy viên: 2 người ở cấp tỉnh, 2 người cấp huyện, 3 người cấp xã. Các thúc đẩy viên đã được tập huấn nâng cao trình độ bởi các thầy cô là những người có khả năng truyền lửa tốt, qua đó khả năng tuyên truyền vận động của các thúc đẩy viên hiệu quả hơn.
 
 
Tỉnh đã được phê duyệt 2 đề xuất về canh tác lúa nông nghiệp hữu cơ và du lịch cộng đồng. Trong quá trình thực hiện không có vướng mắc, bà con rất thích thú tham gia, hiện đã biết ủ phân vi sinh, làm thuốc bảo vệ thực vật sinh học.
 
 
Tỉnh đã tổ chức 3 Hội nghị bàn tròn cấp xã, nhiều ý kiến nêu ra đã được các ngành nông nghiệp, địa chính, UBND xã giải quyết, hỗ trợ. Tại Hội nghị bàn tròn cấp tỉnh, đã kết nối thông tin, trao đổi, hợp tác với Công ty Hòa Phát xây dựng chuỗi giá trị sản xuất, chế biến gỗ. Nhờ đó, đến nay, bà con đã biết đánh giá trữ lượng gỗ/ha, tỉnh cũng mở được 2 xưởng chế biến gỗ.
 
 
Chủ tịch Lưu Văn Quảng cũng chia sẻ những khó khăn trong hoạt động đó là: Năng lực quản trị Tổ hợp tác, HTX còn yếu. HTX nào giám đốc năng động có trình độ thì hoạt động tốt. Giám đốc nào từ nông dân lên thì HTX hoạt động khó. Đồng chí rất mong muốn Ban quản lý Chương trình FFF Trung ương tiếp tục tập huấn nâng cao trình độ của Ban quản trị HTX, Tổ hợp tác. Đồng thời Chương trình tìm các đối tác giúp nông dân Bắc Kạn xây dựng các chuỗi giá trị tiềm năng như: Chuỗi miến dong hữu cơ, bí xanh thơm, chuỗi nghệ.
 
 
Phó Chủ tịch Hội ND Yên Bái Hoàng Xuân Long chia sẻ: Hiện keo bà con trồng 3-4 năm thì chết, các nhà khoa học khẳng định có thể do nguồn giống chưa bảo đảm, đề nghị Ban Quản lý Chương trình hỗ trợ về giống. Trong chuyển đổi trồng rừng gỗ lớn, kế hoạch năm 2019 đã có chính sách hỗ trợ, trong những năm tiếp theo tiếp tục có chính sách hỗ trợ để kéo dài chu kỳ khai thác gỗ từ 6-7 năm hiện nay lên 12-14 năm. Trong thời gian đó có nguồn thu nhập khác để ổn định cuộc sống.
 
 
Đại diện các HTX, Giám đốc HTX dịch vụ An Sinh huyện Lạc Thủy, Hòa Bình Đinh Thị Huệ chia sẻ: Khi mới thành lập HTX, ban đầu hoạt động rất khó khăn vì HTX kiểu mới hoạt động khác, kiến thức, kỹ năng sinh hoạt nhóm không có, trong thời gian hoạt động không hiệu quả. Khi liên kết với Công ty cung cấp dịch vụ đầu vào, áp dụng kỹ thuật thì bà con thấy khó vì đã quen với canh tác truyền thống. Ví dụ trồng ngô, nông dân chỉ đặt hạt ngô xuống, rồi mặc cho cây sinh trưởng.
 
 
May mắn, trong 01 năm vừa rồi được Chương trình FFF hỗ trợ, năng lực quản lý của chị được nâng lên rõ rệt, đi đến các nơi truyền đạt cho hội viên HTX có kiến thức, bài bản, tương đối trơn tru. Được lãnh đạo UBND tham mưu, ở quê đồi rừng nhiều, chị đề xuất trồng nấm, một loại trồng dưới tán rừng, một loại trồng trong nhà lưới. Đầu ra ổn định, tiêu thụ trong và ngoài nước, lại tận dụng được nhiên liệu và nhân lực sẵn có giúp giảm chi phí sản xuất. Chị bày tỏ cảm ơn chương trình đã tạo điều kiện và giúp đỡ HTX ngày càng phát triển.
 
Chị Đào Thị Ngọc Hoàn- đại diện FAO Việt Nam chia sẻ FAO sẽ luôn đồng hành cùng Chương trình và mong muốn các đại biểu hỗ trợ để Chương trình thành công tốt đẹp. 
 
image005 9372E19
Các đại biểu tham quan các sản phẩm của Chương trình tại Hội nghị
 
 

Từ nay đến cuối năm, Chương trình FFF tiếp tục thực hiện các hoạt động nghiên cứu, tham gia xây dựng chính sách; tổ chức các diễn đàn, tăng cường sự phối hợp, hợp tác với các đối tác, cơ quan ban ngành, chính quyền địa phương, doanh nghiệp, các dự án, chương trình phát triển khác để hỗ trợ các Tổ hợp tác, HTX và nông dân làm rừng, trang trại; truyền thông lợi ích làm việc theo nhóm, hợp tác sản xuất và kinh doanh; nâng cao năng lực tổ chức, quản lý sản xuất, kinh doanh cho các Tổ hợp tác, HTX, đa dạng hóa các sản phẩm của Tổ hợp tác, HTX; đẩy mạnh liên kết, hợp tác giữa các Tổ hợp tác, HTX với các bên liên quan, nhất là với doanh nghiệp theo chuỗi sản phẩm gỗ, lâm sản ngoài gỗ và sản phẩm nông nghiệp…
 
Theo Văn Hậu/hoinongdan.org.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập137
  • Hôm nay70,605
  • Tháng hiện tại867,303
  • Tổng lượt truy cập90,930,696
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây