Học tập đạo đức HCM

Hội thảo sơ kết “Mô hình canh tác lúa thông minh thích ứng biến đổi khí hậu vụ Đông Xuân 2020-2021”

Thứ năm - 22/04/2021 03:12
Đại diện các tỉnh tham gia chương trình “Canh tác lúa thông minh tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long” vụ Đông Xuân 2020 – 2021 đề xuất tiếp tục thực hiện và nhân rộng mô hình trong vụ Hè Thu tới trên những nền đất khác nhau, xác định quy trình canh tác thông minh phù hợp trên từng nền đất, từng mùa vụ….

Ngày 8/4, tại TP Cần Thơ, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền đã tổ chức Hội thảo sơ kết “Mô hình canh tác lúa thông minh thích ứng biến đổi khí hậu vụ Đông Xuân 2020-2021” tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Tham dự hội thảo có khoảng 100 đại biểu là cán bộ khuyến nông và nông dân tiêu biểu của 13 tỉnh thuộc vùng thực hiện dự án.

canhtac tminh3
Toàn cảnh hội thảo

 

Lợi nhuận tăng khoảng 3,8 triệu đồng/ha

Các mô hình được thực hiện trong vụ Đông Xuân 2020-2011 từ tháng 11/2020 – 4/2021. Quy mô 24 ha với 47 nông dân tại các địa phương thuộc 12 tỉnh thành vùng ĐBSCL. Vụ Đông xuân vừa qua, mô hình không thực hiện tại tỉnh Bến Tre do địa phương khuyến cáo không xuống giống lúa vụ Đông Xuân vì lo ngại ảnh hưởng của xâm nhập mặn.

Mô hình áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp canh tác và tiến bộ kỹ thuật như 1 phải 5 giảm, 3 giảm 3 tăng, quản lý nước ướt khô xen kẽ, quản lý dịch hại theo IPM… Người dân sử dụng giống cấp xác nhận, chọn giống tốt phù hợp với địa phương và được thị trường chấp nhận; khuyến khích giảm lượng giống từ 80 kg/ha trở xuống, áp dụng các biện pháp sạ thưa, sạ hàng, sạ cụm, cấy. Sử dụng phân bón chuyên dùng lúa do Công ty cổ phần phân bón Bình Điền cung cấp và hướng dẫn sử dụng. Quy trình bón dựa trên nền tảng là quy trình khuyến cáo của khuyến nông địa phương, được điều chỉnh theo tình hình thực tế từ tư vấn của ban cố vấn.

Kết quả thực tế thực hiện mô hình như sau:

- Lượng giống gieo sạ của mô hình trình diễn dao động từ 60 – 120 kg/ha; lượng giống sạ bình quân giảm được 34 kg/ha; lượng sạ thấp nhất ở Kiên Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng (chỉ khoảng 60 kg/ha); lượng giống sạ cao nhất ở Trà Vinh (120 kg/ha).  

- Ngoài sử dụng phân bón khác nhau thì mô hình đối chứng và mô hình trình diễn đều áp dụng các giải pháp canh tác như nhau (làm đất, tưới nước, phun thuốc bảo vệ thực vật, cấy dặm…).

So sánh về chi phí đầu tư có thể thấy mô hình trình diễn bình quân giảm được khoảng 4,16% so với mô hình đối chứng, tương đương khoảng hơn 800.000 đồng/ha. Cụ thể:

+ Tổng hợp số liệu bình quân ở các tỉnh cho thấy, số lần phun thuốc trong mô hình trình diễn đã giảm 1,5 lần so với đối chứng (bình quân trong mô hình trình diễn là 4,9 lần, mô hình đối chứng là 6,4 lần); chi phí phun thuốc bình quân/ha ở ruộng mô hình trình diễn khoảng 3,3 triệu, trong khi ruộng đối chứng vào khoảng 3,9 triệu.

+ Về phân bón: Lượng dinh dưỡng tính trên khối lượng đơn chất N, P2O5, K2O cung cấp cho cây lúa tại 13 tỉnh trong mô hình trình diễn giảm đáng kể so với ruộng đối chứng. Lượng đạm trong mô hình bón 86,1 kg/ha, giảm 19,2 kg (18%); P2O5 trong mô hình sử dụng 57,9 kg/ha, giảm 24,1 kg (29,4%); lượng K2O bón 49,9 kg/ha trong khi đó bình quân các ruộng đối chứng bón 55,8 kg/ha, giảm gần 6 kg (10,6%).

- Năng suất lúa trong mô hình trình diễn có sự chênh lệch nhau giữa các tỉnh, từ 7,5 – 11,8 tấn/ha, ruộng đối chứng là từ 5,9-11,3 tấn/ha. Bình quân trong các mô hình năng suất cao hơn đối chứng khoảng 6,6%, tương đương 550 kg lúa/ha.

Dựa trên số liệu tổng hợp từ các tỉnh thấy 100% các mô hình trình diễn đều cho lợi nhuận cao hơn so với đối chứng, bình quân ruộng mô hình có lợi nhuận tăng gần 3,8 triệu/ha (tương đương tăng 12,1%) so với ruộng đối chứng, cá biệt một số mô hình tại Kiên Giang có lợi nhuận tăng hơn 5,3 triệu/ha, tại Vĩnh Long tăng hơn 6,6 triệu/ha. 

Tiếp tục thực hiện chương trình trong vụ Hè Thu

Để đánh giá hiệu quả của Chương trình Canh tác lúa thông minh thích ứng biến đổi khí hậu, vụ Hè Thu 2021 sẽ tiếp tục triển khai tại 13 tỉnh thành vùng ĐBSCL, bao gồm cả tỉnh Bến Tre. Các mô hình sẽ tiếp tục thực hiện ở các nông hộ đã thực hiện mô hình trong vụ Đông Xuân 2020-2021 vừa qua.

Do đặc thù mùa vụ Hè Thu xuống giống không đồng loạt, các tỉnh chủ động nước ngọt sẽ xuống giống sớm nên cần phải triển khai sớm cho kịp mùa vụ. Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm Khuyến nông/Dịchvụ Nông nghiệp địa phương, Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền cần tập trung hướng dẫn, tập huấn kỹ thuật cho nông dân, đặc biệt trong việc quản lý đất, nước đầu vụ để hạn chế phèn và ngộ độc hữu cơ. Phối hợp với các đơn vị triển khai tại địa phương để tiến tới xây dựng quy trình canh tác lúa thông minh cho từng nhóm đất, từng mùa vụ cụ thể. Hoàn thiện các video hướng dẫn kỹ thuật canh tác lúa nhằm phục vụ cho công tác hội thảo, tập huấn và đăng tải trên trang youtube "Canh tác thông minh" để bà con nông dân trồng lúa vùng ĐBSCL cũng như cả nước có thể xem, học tập và làm theo.

canhtac tmin1

Đại diện Ban tổ chức tặng quà và biểu trưng các thiết bị phục vụ canh tác vụ Hè Thu 2021

 

Theo Tuyết Nhung/khuyennongvn.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập60
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm53
  • Hôm nay33,762
  • Tháng hiện tại1,021,387
  • Tổng lượt truy cập91,084,780
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây