Học tập đạo đức HCM

Phát huy hiệu quả thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng

Thứ tư - 09/06/2021 04:07
Những ngày này, người dân xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo đang tích cực hoàn tất các khâu thu hoạch lúa Xuân 2021. Niềm vui được mùa ngoài sự cần cù, chịu khó của người nông dân còn có sự góp sức không nhỏ của công trình thủy lợi nội đồng trong việc dẫn nước, bảo đảm tưới tiêu để lúa và rau màu sinh trưởng, phát triển tốt.

Anh Bùi Văn Toàn, thôn Làng Hà cho biết: “Mỗi vụ, nhà tôi trồng 5 sào su su và 3 sào lúa. Hơn chục năm về trước, khi hệ thống kênh mương chưa được đầu tư xây dựng, chủ yếu là mương đất thì việc tưới, tiêu rất khó khăn, vất vả do thời gian lấy nước chậm, nước không cung cấp đủ cho ruộng. Nhưng sau khi xây dựng nông thôn mới, hầu hết các tuyến kênh mương chính trong thôn đã được kiên cố hóa bê tông, nước tưới dồi dào nên năng suất cây trồng cao hơn. Trung bình mỗi vụ tôi thu hoạch được 2 tấn rau su su/ sào và 2 tạ lúa/ sào. Trong đó, mỗi sào su su thu nhập 15 triệu và 9 trăm nghìn đồng/ tạ lúa.”

Ông Trần Văn Pháp, trưởng thôn Làng Hà chia sẻ: “Trước đây kênh tưới tiêu chủ yếu là kênh mương đất do bà con tự đào đắp, tự khơi thông nên chất lượng không tốt, dẫn nước rất chậm. Nhưng đến nay toàn thôn có 7 tuyến kênh mương đã được kiên cố hóa, đạt tỷ lệ khoảng hơn 60%, cơ bản đáp ứng tưới tiêu nên bà con không chỉ sản xuất 1 vụ mà có thể sản xuất quanh năm từ trồng su su, lúa đến các loại rau màu khác, nhờ vậy thu nhập cũng cao hơn.”

Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, xã Hồ Sơn nói riêng và huyện Tam Đảo nói chung đã tập trung các nguồn lực xây dựng hệ thống thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng. Toàn huyện đã kiên cố hóa được 128,995/169,827km kênh mương, đạt 75,96%. Để hệ thống kênh mương phát huy hiệu quả, huyện đã chỉ đạo ngành nông nghiệp, công ty thủy lợi chú trọng nạo vét, khơi thông dòng chảy, thuận lợi cho lưu thông dòng chảy, phục vụ hiệu quả công tác tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp và phòng chống thiên tai.

Đối với xã An Hòa - một trong những địa phương trọng điểm, chuyên canh sản xuất rau xanh và các loại củ, quả của huyện Tam Dương thì song song với xây dựng giao thông nội đồng, hệ thống thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng cũng được đầu tư cứng hóa và đã mang lại hiệu quả tích cực trong cho sản xuất nông nghiệp. Theo ông Lê Thanh Niên – quyền Chủ tịch UBND xã: Toàn xã có khoảng 50km kênh mương, trong đó phần lớn là kênh mương cấp III đã được kiên cố hóa. Từ khi được xây dựng, hệ thống kênh mương đã phát huy hiệu quả tối đa cung ứng nước cho trồng trọt trên địa bàn. Nhờ bảo đảm nguồn nước, người dân An Hòa chủ động gieo cấy đúng lịch khung thời vụ; việc chăm sóc lúa và rau màu cũng thuận lợi nên năng suất cao hơn. Riêng vụ lúa xuân 2021 diện tích lúa canh tác toàn xã là 206ha, năng suất đạt 260kg/sào.

Hiện toàn tỉnh có 440 hồ đập, hơn 380 trạm bơm, hơn 5.000 km kênh mương các loại, trong đó tỷ lệ kênh mương cấp I,II,III được kiên cố hóa đạt trên 90%. Tuy nhiên, thực tế cho thấy ở nhiều địa phương, hệ thống kênh mương, nhất là mương cấp III xuống cấp nghiêm trọng bởi nhiều nguyên nhân. Trong đó nhiều nơi bục, vỡ, hỏng hóc thường xuyên do thời gian, do ý thức của người dân và trách nhiệm của cơ quan quản lý; nhiều tuyến kênh mương nội đồng là mương đất chưa được quan tâm đầu tư xây dựng, xây dựng dở dang nên việc dẫn nước rất khó khăn, ảnh hướng tới thời vụ sản xuất của bà con nông dân….

Để nâng cao hiệu quả quán lý, khai thác, sử dụng các công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu và các hoạt động kinh tế khác, tỉnh đã quyết định bàn giao công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng cho các địa phương trực tiếp quản lý từ các công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh. Đây là quyết định cần thiết để các địa phương chủ động hơn trong việc quản lý, điều hành hệ thống thủy lợi trên địa bàn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều địa phương chưa có các tổ chức thủy lợi cơ sở hoặc có nhưng chưa đủ các điều kiện cần, đủ để quản lý, khai thác theo Luật Thủy lợi. Trước thực trạng đó, tỉnh đang yêu cầu các địa phương khẩn trương thực hiện củng cố, thành lập các cơ sở thủy lợi phù hợp theo quy định. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng tổ chức nhiều hoạt động thiết thực hỗ trợ các xã, thị trấn trên địa bàn giải quyết khó khăn, vướng mắc sau khi tiếp nhận quản lý các công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng.

Với quyết định đúng đắn và sự hỗ trợ kịp thời này, các địa phương sẽ chủ động hơn trong các phương án tính toán, lập kế hoạch diện tích canh tác, tưới tiêu; bảo trì, bảo dưỡng kênh mương, khắc phục tình trạng bỏ bê, thiếu trách nhiệm đối với các công trình thủy lợi ở địa phương, đồng thời, gắn trách nhiệm bảo vệ hệ thống thủy lợi với người dân, huy động sức dân trong việc giám sát, bảo vệ các công trình thủy lợi, từ đó, nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng các công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng phục vụ tốt cho phát triển kinh tế nông nghiệp ở địa phương.

Phương Loan

Nguồn tin: ntmoi.vinhphuc.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập342
  • Hôm nay79,220
  • Tháng hiện tại784,333
  • Tổng lượt truy cập90,847,726
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây