Học tập đạo đức HCM

Phú Thọ: Nuôi trùn quế tăng thu nhập, bảo vệ môi trường

Thứ bảy - 22/05/2021 06:26

Phú Thọ: Nuôi trùn quế tăng thu nhập, bảo vệ môi trường

Mô hình mang lại thu nhập ổn định cho gia đình chị Nguyễn Thị Bích Ngọc tại xã Bằng Giã, huyện Hạ Hòa.
Nuôi trùn quế góp phần tăng thu nhập cho gia đình chị Ngọc


 
Sau khi tốt nghiệp Đại học Hà Nội, chị quyết định trở về quê hương lập nghiệp. Với mong muốn thay đổi cuộc sống của bản thân và gia đình; từ điều kiện khả năng kinh tế của bản thân và gia đình cùng với lợi thế sẵn có nguồn tài nguyên dồi dào tại địa phương, chị đã nhận thức được trách nhiệm bảo vệ môi trường, cần hạn chế tới mức thấp nhất ô nhiễm môi trường từ chất thải nông nghiệp và tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có này để phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thêm thu nhập cho bà con nông dân.

 
Trước thực trạng môi trường ô nhiễm ảnh hưởng đến chất lượng sống chị mong muốn mô hình phát triển kinh tế của mình sẽ không làm hại đến môi trường mà còn đóng góp một phần cải thiện nó và vẫn đem lại giá trị về kinh tế và tinh thần cho bản thân và những người xung quanh.

 
Sau một thời gian tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm, năm 2018 chị quyết định thuê máy móc san gạt mặt bằng xây dựng chuồng trại và lựa chọn chăn nuôi trùn quế kết hợp nuôi gia súc, gia cầm bằng thức ăn vi sinh và trùn quế.


Khi tìm hiểu và biết phân trùn quế là loại phân hữu cơ vi sinh cao cấp dùng làm phân bón rất tốt cho các loại cây trồng, trùn quế được dùng làm thức ăn giàu dinh dưỡng bổ sung đạm và protein cho vật nuôi, chị bắt tay vào xây dựng chuồng trại và bắt đầu mua giống về nuôi.

 
Mô hình hiện chị đang áp dụng là: Nuôi trùn quế sau đó khai thác phân vi sinh từ trùn quế sử dụng trực tiếp tại gia đình đem bón nuôi cỏ làm thức ăn cho bò và gà còn lại sẽ bán ra thị trường cho các khách hàng có nhu cầu trồng rau, quả sạch, trồng hoa hữu cơ…

 
Trùn tinh được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi gà thịt; đồng thời kết hợp nuôi bò, phân bò được xử lý tạo nguồn thức ăn nuôi trùn quế.

 
Sự khác biệt của sản phẩm đó là phân trùn quế là một trong những sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho cây trồng giúp xử lý, cải tạo, tái tạo lại môi trường đất đã bị ô nhiễm, bạc màu do canh tác sử dụng nhiều phân hóa học, phân trùn quế được tạo ra từ nguồn rác thải hữu cơ và phân động vật nhằm mục đích xử lý rác thải môi trường từ các trang trại chăn nuôi. Ngoài ra trùn quế tạo ra một nguồn thức ăn giàu đạm, giàu dinh dưỡng cho chăn nuôi.
 

Sau hai năm thực hiện, chị có diện tích trên 100m2 trùn quế cho thu hoạch hàng năm từ 20-24 tấn phân trùn quế với giá bán từ 2.500 đồng- 4.000 đồng/kg cung cấp cho thị trường trồng rau, cây ăn quả sạch của người dân trên địa bàn huyện và các khu vực lân cận.


Đồng thời xuất bán cho các vườn trồng rau quả lớn một số tỉnh lân cận như: Hà Nội, Bắc Giang. Ngoài ra, sử dụng máy ép cám viên để tạo ra viên nén từ phân trùn quế bán cho khách trồng lan cung cấp ra thị trường.

 
Trùn quế được thu hoạch làm thức ăn cho gà và bán cho các hộ nuôi lươn, cá, hàng năm chị xuất bán gần 2.000 con gà sạch ra thị trường, thu lãi  hàng trăm triệu đồng.

 
Mô hình không chỉ mang lại thu nhập cho gia đình mà còn giải quyết vấn đề nguồn rác thải từ phân động vật tại địa phương và còn cải tạo nguồn đất đang ngày càng bị ảnh hưởng trầm trọng do tác động của con người trong việc lạm dụng phân hóa học trong canh tác.

 
Để chủ động hơn trong việc tạo nguồn thức ăn nuôi trùn quế và mong muốn hoàn thiện quy trình chăn nuôi tận dụng mọi điều kiện sẵn có chị bắt đầu nuôi thêm bò sinh sản và nhân đàn để phát triển kinh tế gia đình. Thu nhập từ chăn nuôi bò đạt từ 60-80 triệu đồng/năm.

 
Mô hình này đã góp phần làm giảm mức độ sử dụng phân hóa học, giúp cây trồng phát triển tốt, tăng khả năng chống sâu bệnh, giảm bớt việc sử dụng thuốc trừ sâu, nhờ đó bảo vệ được môi trường.
 

Đây là một mô hình kinh tế phát triển bền vững điển hình trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu đang được quan tâm nhân rộng trong sản xuất nông nghiệp ở địa phương.


Ngoài việc tìm tòi, học hỏi, tích lũy kinh nghiệm để phát triển mô hình nuôi trùn quế, tăng thu nhập cho gia đình và tạo việc làm cho bà con trong xã, chị còn tích cực, gương mẫu chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật Nhà nước và các quy định của địa phương.
Theo Tiến Tu/hoinongdan.org.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập217
  • Hôm nay46,377
  • Tháng hiện tại704,446
  • Tổng lượt truy cập90,767,839
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây