Với phương châm đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng năng suất trên đơn vị diện tích canh tác, trong thời gian qua, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương huyện Quảng Điền đã khuyến khích vận động bà con nông dân chuyển đổi một số diện tích trồng lúa vùng thấp trũng sang trồng sen. Mô hình trồng sen ở ao hồ và ruộng lúa thấp trũng đã mang lại hiệu quả kinhh tế khá lớn cho người dân, mở ra triển vọng cho sản xuất nông nghiệp Quảng Điền phát triển theo hướng đa canh. Theo ông Phan Văn Lự - Phó trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết “Cây sen hiện đang là một loại cây trồng được huyện quan tâm để xây dựng thành sản phẩm chủ lực. Việc phát triển và xây dựng thương hiệu sen được các địa phương và bà con nông dân hưởng ứng, chuyển đổi mô hình các diện tích sản xuất kém chất lượng sang trồng sen cho thu nhập cao. Tính đến thời điểm hiện nay, diện tích trồng sen trên địa bàn huyện hơn 64,8 ha, tập trung ở các địa phương như Quảng Vinh, Quảng An, Quảng Thanh, Quảng Lợi và Quảng Thái... các giống sen được trồng chủ yếu là sen cao sản, sen trắng, sen đỏ và sen hồng; thời vụ trồng từ tháng 2-3 dương lịch, thời gian thu hoạch từ tháng 6-7; trung bình một hecta trồng sen cho thu nhập gần 130 triệu đồng sau khi trừ chi phí, cao gấp 5-7 lần so với trồng lúa.
Tại địa bàn xã Quảng An, do nằm ở vùng trũng, với nhiều sông, hồ và chân ruộng sâu trũng, nên nhiều năm qua, bà con nhân dân trong xã đã khai thác diện tích mặt nước ao hồ, ruộng lúa vùng trũng sang trồng sen. Theo chị Nguyễn Thị Hường - Người dân trồng sen ở thôn An Xuân xã Quảng An cho biết: Cây sen rất dễ trồng và ít tốn công chăm sóc, nhưng đem lại giá trị kinh tế rất cao, với một ha trồng sen cho thu nhập từ 130 triệu đồng, cao gấp nhiều so với trồng lúa. Ngoài ra, sẽ tận dụng được thời gian lao động lúc nông nhàn và thu hút được nhiều tầng lớp lao động địa phương. Với giá trị kinh tế cao từ việc trồng sen, nhiều năm qua, bà con nhân dân trong thôn đã mạnh dạng chuyển một số diện tích lúa kém hiệu quả sang trồng sen. Do vậy đã nâng diện tích trồng sen trên địa bàn toàn xã lên 13,6 ha.
Người dân bóc tách hạt sen
Cùng với các xã Quảng An, Quảng Vinh và Quảng Phú, được sự quan tâm hỗ trợ của các cấp các ngành, huyện đã đưa vào trình diễn mô hình trồng sen thâm canh trên vùng đồng ruộng thấp trũng xã Quảng Lợi với diện tích 7,5 ha. Mô hình được triển khai thực hiện ở 15 hộ gia đình. Tất cả những hộ tham gia mô hình ngoài được hỗ kinh phí mua giống sen họ còn được tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng và chăm sóc sen. Theo ông Hà Tân, Giám đốc HTXNN Tín Lợi cho biết. Do năm đầu mới đưa vào trồng, người dân HTX chúng tôi còn gặp nhiều bỡ ngỡ, khó khăn nhưng nhờ cây Sen là cây dễ trồng, trồng trên các chân đất ngập úng không gieo cấy lúa được. Thời gian thu hoạch thường xuyên, rãi vụ, tận dụng được công lao động nông nhàn. Giá bán và đầu ra tương đối ổn định lợi nhuận kinh tế mang lại khá cao, trong thời gian sắp tới HTX sẽ tham mưu UBND xã tiếp tục chuyển đổi những diện tích lúa vùng ô biền sang trồng sen, tiến hành xây dựng thương hiệu sen Quảng Lợi”. Cùng với trồng sen, nhiều hộ dân kết hợp thả nuôi nhiều loại cá như cá chép, cá mè... góp phần tăng thu nhập đáng kể cho người dân. Theo khuyến cáo của trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện: tuy cây sen dẽ trồng, mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhưng do đặc điểm của cây sen không thích nghi với nước lũ (nước bạc), đồng thời thích hợp với nước tù đọng nên cần phải có đê, đập chắc chắn, ổn định. Không nên trồng chuyên canh sen, cứ trồng sen 1-2 năm chuyển sang cấy lúa rồi tiếp tục trồng sen lại khi đó mới cho năng suất cao.
Cùng với các xã Quảng An, Quảng Vinh và Quảng Phú, được sự quan tâm hỗ trợ của các cấp các ngành, huyện đã đưa vào trình diễn mô hình trồng sen thâm canh trên vùng đồng ruộng thấp trũng xã Quảng Lợi với diện tích 7,5 ha. Mô hình được triển khai thực hiện ở 15 hộ gia đình. Tất cả những hộ tham gia mô hình ngoài được hỗ kinh phí mua giống sen họ còn được tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng và chăm sóc sen. Theo ông Hà Tân, Giám đốc HTXNN Tín Lợi cho biết. Do năm đầu mới đưa vào trồng, người dân HTX chúng tôi còn gặp nhiều bỡ ngỡ, khó khăn nhưng nhờ cây Sen là cây dễ trồng, trồng trên các chân đất ngập úng không gieo cấy lúa được. Thời gian thu hoạch thường xuyên, rãi vụ, tận dụng được công lao động nông nhàn. Giá bán và đầu ra tương đối ổn định lợi nhuận kinh tế mang lại khá cao, trong thời gian sắp tới HTX sẽ tham mưu UBND xã tiếp tục chuyển đổi những diện tích lúa vùng ô biền sang trồng sen, tiến hành xây dựng thương hiệu sen Quảng Lợi”. Cùng với trồng sen, nhiều hộ dân kết hợp thả nuôi nhiều loại cá như cá chép, cá mè... góp phần tăng thu nhập đáng kể cho người dân. Theo khuyến cáo của trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện: tuy cây sen dẽ trồng, mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhưng do đặc điểm của cây sen không thích nghi với nước lũ (nước bạc), đồng thời thích hợp với nước tù đọng nên cần phải có đê, đập chắc chắn, ổn định. Không nên trồng chuyên canh sen, cứ trồng sen 1-2 năm chuyển sang cấy lúa rồi tiếp tục trồng sen lại khi đó mới cho năng suất cao.
Cây sen hiện đang là một sản phẩm được tỉnh quan tâm để xây dựng thành sản phẩm chủ lực của tỉnh. Việc phát triển và xây dựng thương hiệu sen Huế rất cần các địa phương và bà con nông dân hưởng ứng, chuyển đổi mô hình các diện tích lúa khó sản xuất sang trồng sen để góp phần nâng thu nhập cao. Huyện Quảng Điền đã tiến hành quy hoạch lại diện tích vùng trồng sen trên địa bàn, phấn đấu đến năm 2025 toàn huyện có diện tích trồng sen lấy hạt đạt 130 ha. Chỉ đạo các phòng chuyên môn và địa phương rà soát diện tích lúa vùng thấp trũng hiệu quả thấp và một số diện tích khác để vận động người dân chuyển đổi trồng sen kết hợp với nuôi cá và nhân rộng mô hình trồng sen kết hợp nuôi cá trên địa bàn toàn huyện. Phối hợp với các ngành liên quan cấp tỉnh triển khai xây dựng quy trình nhân giống sen quý hiếm đặc trưng của Huế, giống sen chất lượng cao. Tăng cường ứng dụng các tiến bộ KH&CN vào quá trình sản xuất, chế biến các sản phẩm từ sen nhằm nâng cao năng suất, chất lượng của sản phẩm; hỗ trợ phát triển các kênh tiêu thụ sản phẩm. Kêu gọi các nhà đầu tư, các doanh nghiệp có năng lực vào tham gia để cũng ứng và bao tiêu sản phẩm sen.
Từ hiệu quả của mô hình trồng sen kết hợp nuôi cá đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích canh tác, nâng cao đời sống kinh tế cho người dân. Đồng thời góp phần rất lớn trong quá trình đưa nền kinh tế của huyện ngày càng phát triển theo hướng tăng trưởng và ổn định.
Phòng Nông nghiệp và PTNT Quảng Điền
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã