Anh Nguyễn Ngọc Dũng ở thôn Trí Phú có 2 mẫu trồng sắn. Những năm trước đây, trồng sắn chủ yếu để lấy củ phục vụ chăn nuôi; giá sắn lại rẻ, chỉ khoảng 1.000 - 1.500 đồng/kg nên hiệu quả kinh tế không cao. Một vài năm gần đây, khi trong thôn có phong trào lấy lá sắn nuôi tằm cho hiệu quả kinh tế khá, anh Dũng bàn với gia đình thử làm theo. Tằm thường được nuôi từ độ tháng 3 âm lịch đến tháng 10 âm lịch hàng năm. Gia đình anh mua trứng của thương lái, từ trứng nở nuôi thành tằm chín đều được thương lái thu mua hết. Thường một lạng trứng nuôi khoảng 15 ngày thì cho khoảng 1 tạ tằm chín là xuất bán được. Việc nuôi tằm này rất đơn giản, chỉ cần nhân lực ngày hái lá sắn 2 lần là cho tằm ăn là được. Lưu ý không dùng các loại nước hoa hoặc thuốc diệt trừ côn trùng để không ảnh hưởng đến tằm. Cây sắn không cần chăm sóc nhiều. Giá tằm chín bình quân là 50.000 đồng/kg, gia đình anh có thu nhập 40 - 70 triệu đồng mỗi năm từ nuôi tằm bằng lá sắn. Bên cạnh nguồn thu từ nuôi tằm, gia đình anh Dũng còn nuôi gà, trồng bưởi Diễn cho thêm nguồn thu nhập đáng kể.
Trồng sắn nuôi tằm đang đem lại hiệu quả kinh tế tốt ở xã Sơn Đà
Tương tự như anh Dũng, anh Lê Thế Hưng ở thôn Bằng Y cho biết thêm: Nuôi tằm không cần đầu tư vốn, chỉ cần đảm bảo chuồng trại thoáng mát cho tằm, kỹ thuật nuôi cũng đơn giản. Từ nuôi tằm bằng lá sắn, mỗi năm gia đình anh Hưng có thu nhập từ 30 - 60 triệu đồng.
"Với số tiền thu được từ nuôi tằm giúp gia đình em trang trải cuộc sống rất tốt, đảm bảo cho sinh hoạt chi tiêu hàng ngày. Nếu chỉ nuôi lợn, cá, gà, mấy tháng mới có thu nhập, có khi giá thành thấp hoặc dịch bệnh thì gia đình em cũng không biết bấu víu vào đâu. Trồng sắn mà chỉ lấy củ thì hiệu quả kinh tế không cao; trồng dứa mà giá cả bấp bênh, không ổn định; nên em thấy việc trồng sắn nuôi tằm cho hiệu quả kinh tế tốt” – anh Hưng chia sẻ.
Theo bà Vũ Thị Hằng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Sơn Đà: “Hiện toàn xã Sơn Đà có khoảng hơn 90 hộ trồng sắn nuôi tằm có thu nhập ổn định. Tuy nhiên các hộ nuôi cũng gặp một số khó khăn như việc nuôi tằm bằng lá sắn là do các hộ tự học hỏi kinh nghiệm của nhau, kỹ thuật nuôi chưa bài bản nên trong quá trình nuôi không biết xử lý khi tằm bị bệnh, chết; hay như việc nguồn trứng tằm do các thương lái cung cấp nên nhiều lúc không đảm bảo…"
Tằm là món ăn được nhiều khách hàng ưa chuộng, là sản phẩm sạch, an toàn. Nuôi tằm bằng lá sắn, vừa cho thu nhập từ tằm vừa có sắn để phục vụ chăn nuôi nên thực sự đã đem lại thu nhập cho nhiều hộ dân ở xã Sơn Đà. Tuy nhiên để nghề nuôi tằm bằng lá sắn tại Sơn Đà ổn định, rất cần sự vào cuộc của các cấp chính quyền, khuyến nông địa phương trong việc đào tạo, hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật nuôi tới các hộ dân.
Theo Hồng Đạt/khuyennongvn.gov.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025
Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025
Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới
Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025