Học tập đạo đức HCM

Nữ giáo viên có duyên với nghề nông

Thứ hai - 08/03/2021 09:02
Vốn là giáo viên và chưa từng cầm đến cây cuốc, nhưng chị Nguyễn Thị Kim Mai, xã Phú Ngọc, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai tình cờ bén duyên với cây mãng cầu. Năm 2011, trong một lần lên Lạng Sơn chị mua một cây mãng cầu (na) lai mãng cầu rừng cho quả to gấp ba lần bình thường, hạt ít và lép, với giá 8 triệu đồng mang về Đồng Nai.
ba Mai amng CauA3064C0
Bà Nguyễn Thị Kim Mai đã tạo ra một giống mãng cầu mới mang tên mình. Ảnh: Xuân Chinh.
 

Ban đầu, chị mua 10kg hạt mãng cầu Thái về tự ươm cây con nhưng thất bại do chưa có kinh nghiệm. Không nản lòng, chị tiếp tục đặt 10.000 cây mãng cầu giống ở Bến Tre rồi thuê người ghép đọt của cây mãng cầu hạt lép vào. Chi phí chị bỏ ra để mua giống và thuê nhân công hết gần 100 triệu đồng, thu về 120 cây ghép.


Giống mãng cầu hạt lép có nhiều ưu điểm: Cây có sức đề kháng cao, sinh trưởng tốt, chỉ 18 tháng đã đơm hoa. Một cây trung bình cho hơn 200 trái một vụ. Để cây đủ dinh dưỡng nuôi quả lớn, chị tỉa bớt trái trên cây đi một nửa, nhờ đó, số lượng mãng cầu đạt loại một nhiều, trái bóng đẹp, hạt ít và nhỏ, thịt dai ngọt, mùi thơm hấp dẫn. Giống mãng cầu này có sức chống chịu sâu bệnh và năng suất cao hơn hẳn giống mãng cầu Thái.Trái thu hoạch để từ 4-7 ngày mới chín nên rất thuận tiện cho bảo quản, vận chuyển.
 

Lần đầu đem chào hàng, không ai tin trái mãng cầu nặng 0,5 - 1,2 kg của chị lại không dùng thuốc hóa học. Chị cho biết, loại trái cây này sản xuất sạch rất dễ, quá trình trồng chỉ dùng phân hữu cơ ủ bằng men vi sinh. Khi trái non, chỉ cần xịt một lần thuốc diệt nấm bệnh rồi bao trái lại, 3 tháng sau cho thu hoạch mà không phải xử lý gì thêm.


Nhờ kiên trì ký gửi bán và chất lượng trái thơm ngon, khách hàng nhiều nơi dồn dập gọi đặt mua. Hiện nay, mãng cầu hạt lép Kim Mai loại 1, loại 2, loại 3 có giá dao động 50.000- 120.000 đồng/kg. Mỗi năm, cây cho hai vụ, chủ yếu cung cấp cho các sạp, cửa hàng trái cây cao cấp ở TP. HCM, Hà Nội…


Nhiều siêu thị đặt vấn đề đưa sản phẩm vào tiêu thụ, đồng thời có đối tác đặt bao tiêu hàng để xuất khẩu. Hiện chị Mai tiếp tục mở rộng diện tích và khuyến khích nông dân khác cùng đầu tư vào loại mãng cầu này vì tiềm năng thị trường còn rất lớn.


Từ thành công ban đầu đó, cộng với sự kiên trì, chị tập trung phát triển giống mãng cầu hạt lép và sau đó thành lập tổ hợp tác Lộc Mai (hiện chuyển đổi thành Công ty Xuất nhập khẩu Kim Mai) với trang trại trồng trọt cây ăn quả cao cấp, chất lượng và an toàn gồm: Xoài cát Hòa Lộc, sầu riêng, mãng cầu hạt lép Kim Mai, mãng cầu Đài Loan, vú sữa Hoàng Kim.

 
Với tổng diện tích 30ha, thu nhập năm 2019 của trang trại đạt 1,8 tỷ đồng, tạo việc làm thường xuyên cho 40 lao động là con em hội viên nông dân ở địa phương, mức thu nhập khoảng 6 triệu đồng/người/tháng. Đến nay, không chỉ trồng và thu hoạch mãng cầu hạt lép, trang trại của chị cũng đang độc quyền cung cấp cây giống của loại đặc sản này.

 
Ngoài phát triển kinh tế gia đình, chị Mai còn gương mẫu, tích cực tham gia các hoạt động xã hội do địa phương phát động; sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn, trao đổi kinh nghiệm làm ăn với các hội viên, nông dân và bà con lối xóm; tích cực tham gia các hoạt động xã hội, mỗi năm phát trên 200 phần quà cho những hộ nghèo, khó khăn nhân dịp lễ, tết; giúp 05 hộ gia đình thoát nghèo, có việc làm ổn định.

 
Chị Mai hiện là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nông dân huyện Định Quán, nhiệm kỳ 2018-2023. Với sự nỗ lực của bản thân, chị đã được nhận rất nhiều Giấy khen, Bằng khen của các cấp, các ngành, của Trung ương Hội NDVN...
 
 

 
Theo Ngọc Hà/hoinongdan.org.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập168
  • Hôm nay33,795
  • Tháng hiện tại691,864
  • Tổng lượt truy cập90,755,257
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây