Học tập đạo đức HCM

Yêu nghề thì mới có thể theo đuổi nghiệp trồng chè

Thứ hai - 15/03/2021 08:56
Phát huy lợi thế của Tân Cương là vùng chè đặc sản của Thái Nguyên, ông Lê Quang Ngìn, người dân tộc Ngái, xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyênđã đầu sản xuất Lê Quang Ngìn, hội viên nông dân xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên đã áp dụng khoa học kỹ thuật, quy trình sản xuất chè sạch VietGap để cho ra đời những sản phẩm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
doi 19AA4551
Phát huy lợi thế địa phương, nhiều hội viên, nông dân đã đầu tư phát triển kinh hiệu quả

Trước đây gia đình ông vẫn sản xuất và chế biến chè theo phương thức truyền thống thủ công, lạc hậu, thậm chí lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật. Với lối tư duy sản xuất nông nghiệp thuần túy, chưa quan tâm nhiều tới nâng cao chất lượng sản phẩm, áp dụng khoa học kỹ thuật nên sản phảm chè thiếu tính cạnh trông, hiệu quả không cao.


Đồng thời, trước bối cảnh đất nước đang hội nhập quốc tế mạnh mẽ, áp lực nặng nề từ nền kinh tế thị trường đã làm cho việc sản xuất và chế biến chè theo cách truyền thống gặp rất nhiều khó khăn, dẫn đến đời sống gia đình ông hết sức vất vả.


Trước những khó khăn, thách thức đó, buộc gia đình ông phải thay đổi tư duy, tìm một hướng đi phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế hiện nay. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, các cấp chính quyền, hội đoàn thể, đặc biệt là Hội Nông dân đã mở nhiều lớp tập huấn nâng cao nhận thức, trang bị kỹ thuật, giới thiệu và chuyển giao khoa học công nghệ.


 Gia đình ông được tham gia đầy đủ các lớp tập huấn KHKT, thăm quan học hỏi các mô hình sản xuất chế biến kinh doông chè. Trong qua trình sản xuất, chế biến thời gian đầu gia đình ông gặp nhiều khó khăn do, thị trường không ổn định.


Sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGap,UTZ đòi hỏi các hộ dân phải ghi chép nhật ký sản xuất (sổ nông hộ) thật chi tiết. Nhưng từ trước đến nay người dân lại chưa có thói quen ghi chép, sổ sách chưa đầy đủ, sản phẩm đầu ra của sản phẩm chưa cao nên còn chưa thích nghi được ngay.


Tuy nhiên với quyết tâm cao, gia đình ông đã đầu tư 01 xưởng chế biến rộng 250m2, máy hút chân không, thu mua chè khô về sơ chế chè xông, ngoài ra còn đầu tư dây truyền sản xuất chế biến chè đặc sản như chè đinh, chè nõn 2-3 tạ búp tươi/ngày.


Năm đầu đi vào sản xuất, sau khi trừ chi phí thu nhập gia đình đạt 250 triệu đồng. Tới nay số lượng hàng bán ra ngày càng tăng, cho doông thu đạt trên 1.200 triệu đồng/năm.


Trừ chi phí mỗi năm mô hình này cho thu nhập trên 950 triệu đồng. Giải quyết công ăn việc làm thường xuyên cho 5- 7 lao động là con em trong vùng, với mức thu nhập bình quân từ 4,5 đến 5,5 triệu đồng/ người/ tháng.


Để đạt được kết quả đó gia đình ông đã khắc phục khó khăn,  mạnh dạn đầu tư máy móc, phương tiện sản xuất, khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, áp dụng quy trình sản xuất, chế biến chè theo tiêu chuẩn quốc tế, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm chè, giúp cho các thành viên nâng cao kĩ thuật và kĩ năng trong chế biến và phân loại sản phẩm chè.


Quy trình sản xuất chè sạch VietGap là kông hóa chất độc hại, sử dụng nguồn nước sạch, bón phân đúng liều lượng, đúng thời gian là những yêu cầu bắt buộc nhằm đảm bảo cho nguồn nguyên liệu chè đầu vào luôn đạt được chất lượng cao, đảm bảo các tiêu chí vệ sinh an toàn thực phẩm.

 
Bên cạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm gia đình ông chú trọng việc cải tiến mẫu mã, bao bì sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.


Gia đình ông đã chủ đổi mới trang thiết bị công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm như: Máy sao chè bằng ga của Đài Loan; Máy đóng gói hút chân không; Trồng chè giống mới chất lượng cao, dây chuyền sản xuất chế biến chè đặc sản khép kín được tự động hóa đến 70% công đoạn sản xuất, các loại máy sao chè lấy nhiệt bằng củi hay bằng điện, hàng chục máy vò chè đều đặt chế độ tự động, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất.


Tuy nhiên, với hơn 40 năm kinh nghiệm, ông Nghìn cho rằng làm chè là một nghề rất vất vả, đòi hỏi người lao động phải có tính kiên trì, tỉ mỉ và chu toàn trong từng công đoạn, từ hái chè, phơi khô, vò chè cho tới sao chè. “Người làm chè phải hết mình với cây chè”. Như vậy Tân Cương mới có được sản vật mà khó có vùng nào có thể so sánh, phải là người yêu nghề thì mới có thể theo đuổi nghiệp trồng chè- ông Ngìn chia sẻ.
Theo Uyên Linh/hoinongdan.org.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập210
  • Hôm nay34,463
  • Tháng hiện tại692,532
  • Tổng lượt truy cập90,755,925
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây