Tình trạng nhâp lậu, vận chuyển gia cầm, gia súc không rõ nguồn gốc là một trong những nguyên nhân dẫn đến lây lan và bùng phát dịch bệnh Ảnh: TL Theo ông Phạm Văn Đông – Cục trưởng Cục Thú Y, từ đầu năm đến nay dịch cúm gia cầm đã xảy ra ở 296 xã, 121 huyện, quận thuộc 32 tỉnh, thành phố. Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy là 616.109 con, trong đó gà chiếm 19,14%, vịt chiếm 77,89%, ngan chiếm 2,97%. Dịch lở mồm long móng ở gia súc xuất hiện ở 27 xã, phường, thuộc 15 huyện của 7 tỉnh. Tổng số gia súc mắc bệnh là 769 con lợn, 131 con trâu và bò là 21 con. Riêng bệnh lợn tai xanh từ đầu năm đến nay, toàn quốc ghi nhận các ổ dịch tại 353 xã, phường, thị trấn của 74 quận huyện thuộc 23 tỉnh trên cả nước. Tổng số đàn lợn mắc là 77.482 con, tổng số chết là 13.290 con, tổng số lợn phải tiêu hủy là 44.926 con. So với cùng kỳ năm ngoái tuy có giảm cả về số lượng gia súc, địa phương có dịch bệnh, nhưng theo nhận định ông Diệp Kỉnh Tần- Thứ trưởng Bộ NN&PTNT thì tình hình vẫn còn diễn biến hết sức phức tạp, nếu chủ quan sẽ phải gánh chịu hậu quả nặng nề "giống như ở tỉnh Đắk Lắk lúc đầu chỉ xuất phát từ 1 ổ dịch nhưng tỉnh đã không quyết liệt trong phòng chống xử lý dẫn đến thiệt hại rất lớn. Theo thống kê năm 2010, Đắk Lắk thiệt hại hơn 70 tỷ đồng” – ông Tần cho biết. Vẫn theo Cục trưởng Cục Thú Y Phạm Văn Đông, mặc dù Bộ NN&PTNT đã có nhiều chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể nhưng ở một số địa phương vẫn chưa xây dựng kế hoạch về tài chính, lực lượng, vật tư hóa chất, để chủ động phòng chống dịch. Cộng với việc chính quyền một số địa phương chủ quan, lơ là, chưa thực sự quan tâm chỉ đạo triển khai các biện pháp phòng chống dịch, nên khi dịch xảy ra đều bị động, không ứng phó kịp thời. Còn ông Nguyễn Thanh Sơn – Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, các bệnh tập trung khống chế hiện nay bao gồm, bệnh cúm gia cầm, lở mồm long móng gia súc, bệnh lợn tai xanh. Để thực hiện thành công điều đó trước hết cần kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm các cấp để chỉ đạo, điều hành chung và tăng cường năng lực của hệ thống thú y xã, phường. Các địa phương tổ chức quản lý, sử dụng có hiệu quả các loại vắc xin, vật tư từ nguồn trong nước cùng như nước ngoài viện trợ cấp cho các chương trình phòng chống dịch. Thường xuyên thanh, kiểm tra việc sử dụng các nguồn vật tư chống dịch, đồng thời xử lý nghiêm những địa phương được cấp đủ vắc xin phòng bệnh nhưng vẫn để dịch xảy ra diện rộng, kéo dài. Theo TS. Văn Đăng Kỳ - Trưởng Phòng Dịch tễ thú y (Cục Thú y), khi có ổ dịch xảy ra nên giao trách nhiệm cho chính quyền cơ sở, cơ quan thú y địa phương tổ chức quản lý chặt triệt để các ổ dịch, không để người dân vận chuyển động vật, sản phẩm động vật mẫn cảm với bệnh ra khỏi ổ dịch; Quy hoạch, xây dựng các khu cách ly kiểm dịch động vật tại các cửa khẩu quốc tế… QUỐC ĐỊNH |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã