Học tập đạo đức HCM

Cảnh giác sâu bệnh, hạn hán vụ ĐX

Thứ sáu - 17/10/2014 06:33
Theo dự báo, vùng duyên hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên cuối năm 2014 hiện tượng El Nino có khả năng phát triển và tiếp diễn đến các tháng đầu năm 2015.

Ngày 16/10, tại Khánh Hòa, Bộ NN-PTNT tổ chức hội nghị sơ kết SX trồng trọt năm 2014 và triển khai kế hoạch vụ ĐX 2014-2015 ở các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên do Thứ trưởng Lê Quốc Doanh chủ trì.

15-41-04_hoi-nghi-so-ket-sx-trong-trot-nm-2014

Thắng lợi trong gian khó

Theo Cục Trồng trọt, vụ ĐX và HT 2014 vùng duyên hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên thời tiết diễn biến phức tạp, khó lường; bão lũ, rét lạnh, khô hạn... xảy ra thường xuyên, bất ngờ hơn gây thiệt hại lớn cho SX nông nghiệp.

Tuy nhiên SX lúa toàn vùng vẫn được giữ vững, năng suất, sản lượng tăng. Năm 2014 toàn vùng gieo sạ 609.552 ha lúa, tăng 3.152 ha so với năm ngoái; năng suất bình quân ước đạt 56,1 tạ/ha, tăng 2 tạ/ha, sản lượng lúa cả năm gần 3,4 triệu tấn, tăng hơn 140.000 tấn.

Vùng duyên hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên có lợi thế về điều kiện nhiệt độ, ánh sáng, đất đai để phát triển cây ngô lai. Năm 2014 diện tích ngô toàn vùng đạt 293.338 ha, năng suất bình quân 52 tạ/ha, tăng 0,8 tạ/ha; sản lượng ước đạt 1,53 triệu tấn, tăng 23.500 tấn so với năm 2013...

Ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết, sở dĩ đạt được kết quả trên, bởi ngay từ đầu vụ Bộ đã chỉ đạo rà soát diện tích SX từng vụ, đảm bảo nước tưới và chỉ đạo chuyển đổi cây trồng. Tổng cục Thủy lợi, Cục Trồng trọt phối hợp với Tập đoàn Điện lực VN, các NM thủy điện từ Quảng Nam đến Khánh Hòa cùng sự tham gia của các tỉnh, đã thống nhất lịch điều tiết nước cho từng hồ đập, từng lưu vực sông có hồ chứa thủy điện phục vụ đổ ải, gieo sạ và tưới dưỡng.

Các địa phương đã có nhiều kinh nghiệm chống hạn và chủ động đối phó với diễn biến phức tạp của thời tiết; quản lý chỉ đạo tốt khung thời vụ SX lúa tập trung; áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, "3 giảm 3 tăng", IPM, "1 phải 5 giảm"; tăng cường dự tính dự báo, hướng dẫn phòng trừ dịch hại...

Tiếp tục chuyển đổi

Ông Nguyễn Văn Hạ, GĐ Trung tâm BVTV miền Trung cho biết, việc SX 2 vụ lúa/năm đã góp phần hạn chế được sinh vật gây hại. Tuy nhiên nhiều tỉnh hiện nay vẫn còn SX lúa vụ 3, khi kết thúc vụ đồng ruộng thường không được cày cấy, tạo điều kiện cho lúa chét, cỏ dại... phát triển.

15-41-04_mo-hinh-cdm-sx-lu-du-co-gioi-ho-trong-sx
Năm 2014, Nam Trung bộ, Tây Nguyên đạt năng suất, sản lượng lúa cao nhất từ trước tới nay

Đây chính là nguồn ký chủ cho nhiều đối tượng dịch hại chuyển vụ và tích lũy gây hại vụ ĐX sắp tới như rầy nâu, rầy lưng trắng, đạo ôn… Do vậy các địa phương cần tăng cường kiểm tra, giám sát, cảnh báo và hướng dẫn biện pháp quản lý dịch hại cây trồng kịp thời.

Còn ông Nguyễn Hồng Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý công trình thủy lợi (Tổng cục Thủy lợi) cho biết, tình hình khô hạn, thiếu nước tưới trong SXNN có nhiều khả năng sẽ tái diện trong mùa khô năm 2015 ở các tỉnh ven biển Trung bộ, Tây Nguyên.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh yêu cầu trong thời gian tới các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên cần SX ổn định bộ giống lúa có năng suất, mở rộng SX giống chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường. Đẩy mạnh ứng dụng các TBKT vào thâm canh để giảm giá thành, nâng cao chuỗi giá trị SX lúa...

Theo dự báo, vùng duyên hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên cuối năm 2014 hiện tượng El Nino có khả năng phát triển và tiếp diễn đến các tháng đầu năm 2015, do đó khả năng bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động và ảnh hưởng đến VN ít hơn bình thường, mùa mưa kết thúc sớm.

Lượng mưa mùa khô năm 2014 - 2015 có khả năng thiếu hụt với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. Khu vực ven biển Trung bộ, trong mùa lũ 2014 dòng chảy trên các sông thiếu hụt so trung bình nhiều năm cùng thời kỳ từ 10 - 30%. Sau mùa mưa lũ, từ tháng 11 - 12 nguồn nước trên các sông, suối sẽ giảm mạnh, đặc biệt là vùng hạ lưu các hồ chứa.

Khu vực Tây Nguyên sau mùa mưa lũ, từ tháng 11/2014 nguồn nước các sông suối cũng sẽ giảm mạnh. Mùa khô 2014 - 2015 dòng chảy trên các sông ở Bắc Tây Nguyên có khả năng cao xấp xỉ hoặc cao hơn so với trung bình nhiều năm cùng kỳ, còn ở Nam Tây Nguyên sẽ thiếu hụt 10 - 35%. Tình trạng thiếu nước, khô hạn có khả năng xảy ra như ở các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông và một số nơi ở Gia Lai.

Trước tình hình trên, Cục Trồng trọt yêu cầu các địa phương trong thời gian tới cần rà soát, khoanh vùng SX lúa và chuyển đổi cây trồng phù hợp đảm bảo an toàn SX; đồng thời tăng cường công tác BVTV, phòng trừ dịch hại.

Về thời vụ, vùng duyên hải Nam Trung bộ tập trung gieo sạ từ ngày 10 - 31/12, Tây Nguyên từ 15/12 - 5/1. Các giống lúa chủ lực gieo sạ như Khang dân đột biến, ĐV 108, TBR1, ML 202, OM 4900, ML48…

Theo nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập358
  • Hôm nay51,032
  • Tháng hiện tại756,145
  • Tổng lượt truy cập90,819,538
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây