1. Thái Lan
Gạo Thái Lan 5% tấm hiện nay giá chỉ còn 425 USD/tấn, tăng 5 USD/tấn so với tuần trước, giảm khoảng 10 USD/tấn so với tháng 9 và tăng 15 USD/tấn so với năm 2013.
Chính phủ Thái Lan đang xem xét các biện pháp bình ổn giá gạo thơm Hom Mali vào khoảng 15,000-16,000 baht/tấn (461- 492 USD/tấn) trong các nỗ lực để đảm bảo thu nhập nhất định cho nông dân
Hiệp hội xuất khẩu gạo đang thảo luận để đưa ra các giải pháp giữ giá lúa khi thu hoạch. Thái Lan đang có kế hoạch bán đấu giá gạo 200.000 tấn gạo vào ngày 22/10/2014. Thái Lan hy vọng sẽ xuất khẩu gạo trở lại sang Iran vào đầu năm tới sau khi bị cấm do có lẫn gạo mốc vào năm 2011.
2. Ấn Độ
Gạo Ấn Độ 5% tấm hiện nay giá chỉ còn 420 USD/tấn, không thay đổi so với tuần trước, giảm khoảng 20 USD USD/tấn so với tháng 9, và không thay đổi so với năm 2013.
Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo sản lượng gạo niên vụ 2014-15 của Ấn Độ sẽ giảm khoảng 4% chỉ còn 102 triệu tấn do bị mùa mưa muộn.
Theo một nghiên cứu và tư vấn công ty tư nhân ở Ấn Độ, xuất khẩu gạo của Ấn Độ sẽ đạt khoảng 11 triệu tấn trong niên vụ 2014-15 (tháng 10/2014 – 9/2015), tăng 8,5% so với niên vụ 2013-14. Nông dân Ấn Độ đang quan ngại đến việc giá gạo thơm basmati giảm; có nhiều nông dân chuyển sang canh tác giống lúa basmati do có năng suất cao và tiêu thụ ít nước hơn. Dự trữ gạo của chính phủ TW đạt 18,24 triệu tấn tính đến ngày 1/10/2014, giảm khoảng 21% so với cùng kỳ năm 2013.
Myanmar và Ấn Độ đang hoàn tất thỏa thuận để Ấn Độ nhập khẩu 20.000 tấn gạo/tháng trong thời hạn 5 tháng tới để đáp ứng nhu cầu của bang Mizoram và Manipur.
3. Việt Nam
Gạo Việt Nam 5% tấm hiện nay giá chỉ còn 435 USD/tấn, giảm 5 USD/tấn so với tuần trước, giảm 10 USD USD/tấn so với tháng 9, và tăng 35 USD/tấn so với năm 2013.
Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) dự báo xuất khẩu gạo Việt Nam năm 2015 gặp khó khăn do cạnh tranh với Thái Lan, Ấn Độ, Myanmar, Pakistan, và Campuchia. Các nhà xuất khẩu gạo Việt Nam đang cố gắng bán tất cả lượng gạo tạm trữ và mua thêm từ nông dân để huy động được 1,4 triệu tấn gạo trong ba tháng còn lại của năm 2014, nhằm hoàn tất mục tiêu xuất khẩu 6,3 triệu tấn gạo. Bộ Nông nghiệp Mỹ ước tính Việt Nam xuất khẩu khoảng 6,5 triệu tấn gạo vào năm 2014 và khoảng 6,7 triệu tấn vào năm 2015.
Nhưng Thái Lan đã khôi phục lại các thị trường truyền thống như Malaysia, Indonesia, Trung Quốc và Philippines, họ cũng đang rất quan tâm chiếm lĩnh được thị trường châu Phi. Pakistan, Campuchia và Myanmar sẽ giải phóng kho gạo dự trữ để có chổ tiếp tục thu mua lúa cho mùa vụ chính sắp tới. Mặc dù sản xuất gạo Ấn Độ năm nay có thể giảm, nhưng cho đến nay chính phủ đã không có bất kỳ động thái nào nhằm hạn chế xuất khẩu gạo vào năm tới. Hơn nữa, kho dự trữ gạo của Ấn Độ còn rất lớn có khả năng hỗ trợ xuất khẩu.
Trong khi đó, giá xuất khẩu gạo Việt đang cao hơn so với Thái Lan, Ấn Độ và Pakistan . Trong tháng 9/2014, giá gạo xuất khẩu trung bình của Việt gạo 5% đứng ở mức 448 USD/tấn so với gạo 5% của Thái Lan là 432 USD/tấn. Giá xuất khẩu của gạo Việt Nam 25% tấm là 408 USD/tấn, trong khi giá của gạo 25% tấm của Ấn Độ, Pakistan và Thái Lan lần lượt là 384 USD/tấn, 359 USD/tấn và 410 USD/tấn
Từ 1/1-9/10/2014, Việt Nam xuất khẩu được 4,843 triệu tấn gạo, giảm khoảng 16% so với cùng kỳ năm 2013. Giá gạo xuất khẩu trung bình năm nay là 432 USD/tấn (FOB), tăng 2 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2013.
Trong tháng 8, Việt Nam xuất khẩu được 636.545 tấn gạo, tăng khoảng 4% so với tháng 7 và tăng khoảng 3% so với tháng 8/2013, theo Bộ Nông nghiệp Mỹ. Xuất khẩu sang châu Âu đã tăng lên trong khi xuất khẩu sang Mỹ và châu Úc giảm trong tháng Tám.
4. Pakistan
Gạo Pakistan 5% tấm hiện nay niêm yết ở mức 400 USD USD/tấn, giảm 10 USD USD/tấn so với tuần trước, giảm 25 USD/tấn so với tháng 9 và tăng 15 USD/tấn so với năm 2013.
5. Thị trường khác
Gạo Campuchia 5% tấm hiện nay giá chỉ còn 470 USD/tấn, không đổi so với một tuần và tháng 9, và tăng 15 USD/tấn so với năm 2013.
Ai Cập sẽ cho phép xuất khẩu gạo trong niên vụ 2014-15, nhưng chỉ với điều kiện nhất định.
Chính phủ Hàn Quốc sẽ mua khoảng 180.000 tấn gạo từ vụ thu hoạch sắp tới trong nước để ngăn chặn tình trạng thừa cung và ổn định nguồn cung trên thị trường gạo trong nước.
Sản xuất lúa năm 2014 của Hàn Quốc dự kiến sẽ giảm khoảng 1,1% lên 4,18 triệu tấn vào năm 2013 do giảm diện tích trồng lúa, theo Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn.
Trong tám tháng đầu năm 2014, Trung Quốc đã nhập khẩu khoảng 1,65 triệu tấn gạo, tăng khoảng 4% so với cùng kỳ năm 2013, theo Tổng cục Hải quan Trung Quốc.
Myanmar đã xuất khẩu khoảng 640.071 tấn gạo trong sáu tháng đầu niên vụ 2014-15 (tháng 4 đến tháng 9), tăng gấp đôi so với lượng gạo xuất khẩu trong cùng kỳ năm 2013.
Chính phủ Bangladesh đã ban hành đạo luật áp dụng cho các nhà nhập khẩu gạo (nhà máy xay xát và thương nhân, hiệu lực vào tháng 9 năm 2013) buộc gạo và lúa mì nhập khẩu phải đựng trong bao bố thay vì bao polypropylene.
Chính phủ Iraq sẽ tổ chức cuộc đấu thầu mới để mua ít nhất 30.000 tấn gạo từ Uruguay, Argentina, Brazil, Việt Nam, Thái Lan và Mỹ, theo Reuters.
Tổ chức Lương nông Quốc tế FAO dự báo nhập khẩu gạo của Philippines năm 2014 tăng hơn gấp đôi. lên đến 1,8 triệu tấn so với 0,7 triệu tấn năm 2013, khi chính phủ nỗ lực để bình ổn giá gạo trong nước và bổ sung kho dự trữ. FAO dự báo nhập khẩu gạo năm 2015 của Philippines sẽ giảm 6% còn 1,7 triệu tấn.
nguồn: bannhanong.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã