Học tập đạo đức HCM

Cao su xuất hiện “bệnh lạ”, người dân lo lắng

Thứ hai - 24/12/2012 08:51
Người dân xã Cam Nghĩa (Cam Lộ - Quảng Trị) đang rất lo lắng vì “bệnh lạ” xuất hiện trên cây cao su. Điều đáng nói, đây là bệnh mà người trồng cao su chưa gặp bao giờ, từ dấu hiệu đến diễn biến của bệnh đều khó nhận biết.

Chúng tôi về thôn Quật Xá tìm gặp anh Nguyễn Văn Thử, chủ vườn cao su có hơn 100 cây bị nhiễm bệnh. Anh Thử cho biết: “Vườn cao su 2ha của tôi mới đưa vào khai thác chưa được lâu thì cây mắc “bệnh lạ”, phải dừng cạo mủ. Bệnh này chưa gặp bao giờ và hiện chưa có thuốc chữa trị nên vợ chồng tôi cũng như nhiều hộ dân khác rất hoang mang”.

Theo anh Thử, cao su trong vườn nhà anh có dấu hiệu bị bệnh từ hơn 10 ngày nay. Ngày đầu đi cạo mủ nhìn tổng thể vẫn thấy cây xanh tốt nên anh không bận tâm, tuy nhiên, sáng hôm sau, khi đổ mủ thấy lượng mủ rất ít, lá trên ngọn bắt đầu héo úa trong khi lá ở các tầng khác vẫn xanh. Lúc đầu anh nghĩ cây bị thiếu nước hay phân bón nhưng tiếp tục theo dõi thì thấy cây khô dần từ trên ngọn xuống, vạc thân thấy da cây thâm đen, khô và có mùi thối. Chỉ vài hôm đã có đến 6 cây chết khô, sau đó tăng lên gần 100 cây.

Lo lắng về hiện tượng này, anh Thử đã trình báo chính quyền xã và Trạm Bảo vệ thực vật huyện Cam Lộ để tìm cách giải quyết. Để hạn chế không để dịch bệnh lây lan trên diện rộng, anh Thử buộc phải dùng biện pháp cưa ngọn, tỉa cành khô với những cây mới bị bệnh; cây bị nặng thì chặt bỏ và cưa tận gốc, thậm chí trục gốc cây đó lên đem đốt để tiêu hủy. Hàng ngày, anh thường xuyên theo dõi những cây có dấu hiệu nhiễm bệnh trong vườn để kịp thời xử lý. “Đến bây giờ tôi vẫn chưa phát hiện thêm cây nào bị nhiễm bệnh nhưng do bệnh này có dấu hiệu và diễn biến phức tạp nên quan sát bằng mắt thường rất khó nhận ra”, anh Thử nói.

Ông Phạm Đa, Trạm trưởng Trạm Bảo vệ thực vật huyện Cam Lộ cho biết: “Qua kiểm nghiệm ban đầu, chúng tôi thấy đây là bệnh rất lạ vì cây chết trong khi bộ lá vẫn còn xanh. Cây bị bệnh có vỏ thối dần từ phần thượng tầng ra và làm các mạch dẫn từ trên xuống bị khô héo, thối rữa trong khi bộ rễ vẫn phát triển bình thường. Ở lá có các vết tích do hậu quả của bệnh phấn trắng gây hại”.

Để khống chế dịch bệnh lây lan, Trạm Bảo vệ thực vật huyện Cam Lộ tiến hành tư vấn phương án xử lý cho bà con như:Ngưng khai thác mủ hoàn toàn ở vườn bị bệnh. Đối với các cây đã chết thì chặt bỏ và đem ra khỏi vườn đốt hủy. Đối với các cây mới bị phần ngọn, hoặc đã xuống thân nhưng chưa nhiều thì chặt bỏ phần đã bị khô, điểm chặt cách phần bị khô khoảng 20cm, chặt vát một góc khoảng 45 độ, sau đó bôi mỡ Vaderlin (nhằm tránh sự xâm nhập của nước cũng như các loại nấm bệnh), tiến hành phun thuốc bằng hỗn hợp Ridomil gold, Vixazol, phân bón lá siêu kali. Đồng thời vệ sinh vườn sạch sẽ, thông thoáng để tránh sự phát triển và gây hại của các loại nấm bệnh khác.

Trước tình hình dịch bệnh trên cây cao su diễn biến phức tạp, huyện Cam Lộ đã phối hợp với các ngành chức năng tiến hành kiểm tra, khảo sát, đồng thời lấy mẫu cây bị bệnh gửi Viện Bảo vệ thực vật xét nghiệm nhằm tìm ra nguyên nhân chính xác nhất để có cách chữa trị, phòng bệnh hiệu quả. Hiện tại phương pháp khử độc được tiến hành rộng khắp ở những vườn cao su trong vùng nhiễm bệnh.

Nhơn Bốn

 

Nguồn:kinhtenongthon.com.vn
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập173
  • Hôm nay70,813
  • Tháng hiện tại874,198
  • Tổng lượt truy cập90,937,591
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây