Theo phản ánh của một số hộ nuôi tôm ở xã Hòa Đông (TX. Vĩnh Châu - Sóc Trăng), thời gian qua, tình hình tiêu thụ tôm gặp khó khăn, nhiều hộ không đủ vốn để tiếp tục nuôi và tham gia chương trình bảo hiểm nên một số đại lý đứng ra cung cấp con giống, thức ăn cho bà con để họ tiếp tục nuôi và tham gia bảo hiểm. Ban đầu, đây có thể là sự hợp tác tốt, các bên cùng có lợi nhưng sau khi nhận thấy việc giám sát, kiểm tra các đầm tôm cũng như việc đền bù thiệt hại của các DN bảo hiểm có phần lơi lỏng, một số đại lý cố tình khai khống lượng thức ăn, giá tôm giống, mật độ nuôi thả… để trục lợi. Ông Nguyễn Thành Nhàn, chủ hộ nuôi tôm tại xã An Ninh (Châu Thành - Sóc Trăng) cho biết: “Các đại lý thường dùng thủ đoạn khai tăng giá thức ăn và mật độ nuôi thả, chẳng hạn, đại lý lấy giống tôm thẻ chân trắng không rõ nguồn gốc với giá 27 đồng/con về bán lại cho nông dân 85 đồng/con; thức ăn cho tôm giá 27.000 đồng/kg thì kê khai đến 40.000 đồng/kg; 1m2 ao chỉ thả vài chục con giống nhưng trên giấy tờ lại kê khai 100 con”. Trao đổi với phóng viên về vấn đề này, ông Tăng Minh Lộc, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và PTNT (Bộ Nông nghiệp và PTNT) cho rằng, để giảm bớt những hành vi gian lận, trục lợi trên, việc đầu tiên là cần tuyên truyền, giáo dục ý thức cho người dân. Theo ông Lộc, trong hợp tác kinh tế phải lấy chữ Tín làm đầu, nếu gian lận thì DN bảo hiểm sẽ không “thọ” được, thua lỗ và rút lui, người nông dân sẽ mất đi “tay vịn” để đảm bảo an toàn, chống rủi ro và họ sẽ nhận phần thiệt nhiều hơn. Về phía DN tham gia bảo hiểm, ông Lộc cho rằng, cần tăng cường đội ngũ và các biện pháp giám sát, kể cả giám sát khách hàng và nhân viên của mình. Một điều nữa là phải tăng mức xử phạt và xử phạt thật nghiêm đối với khách hàng vi phạm gian lận để răn đe. Về phía địa phương, theo ông Lộc, các hội đoàn thể như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên… cần phối hợp tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức tự giác của người dân, không vì cái lợi trước mắt mà bỏ đi cơ hội và lợi ích chung của cộng đồng. Ông Nguyễn Quang Phi, Trưởng ban Bảo hiểm nông nghiệp (Tập đoàn Bảo hiểm Bảo Việt) cho rằng, để hạn chế các hành vi gian lận bảo hiểm, các DN cần có cơ chế bảo vệ, động viên nhân chứng hợp tác, giúp đỡ công việc điều tra, xác minh liên quan đến bảo hiểm, bồi thường. Bên cạnh đó, cũng cần xây dựng quan hệ tốt với cơ quan chức năng có liên quan như chính quyền địa phương, cơ quan giám định, điều tra, nhà khoa học chuyên ngành để hợp tác hiệu quả trong giải quyết vụ việc bảo hiểm...
Nguồn:kinhtenongthon.com.vn | |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới
Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố