Học tập đạo đức HCM

Chuột “đại náo” xứ Quảng

Thứ tư - 13/03/2013 03:21
Nhìn 2 sào lúa bị chuột cắn phá tả tơi, bà Lê Thị Nga (thôn 5, xã Tiên Phong, huyện Tiên Phước, Quảng Nam) than phiền: “Chuột bùng phát mạnh nên vợ chồng tui thường xuyên ra đồng đào phá hang và đặt bẫy. Thế nhưng, mọi nỗ lực đều không mang lại hiệu quả, bởi tiêu diệt đàn này thì đàn khác lại kéo đến. Nó thay phiên cắn sát gốc lúa rồi dẫm đạp te tua hết. Khổ thiệt, bây giờ lúa đang kỳ đẻ nhánh rộ, kiểu ni không mất mùa mới lạ”.


Ông Đinh Thương, Trưởng phòng NN-PTNT Tiên Phước cho biết, tạm lắng một thời gian, giữa tháng 2/2013 đến nay chuột lại xuất hiện và gây hại trên diện rộng. Theo thống kê chưa đầy đủ, toàn huyện đã có cả nghìn sào lúa bị chuột cắn phá với tỷ lệ hại bình quân khoảng 10 - 15%, thậm chí có một số ruộng lúa ở xã Tiên Phong, Tiên Thọ, Tiên Mỹ bị thiệt hại 70 - 80%.

Chỉ tay về phía mấy đám ruộng đang bị chuột cắn trụi từng vạt, ông Nguyễn Văn Lâm (thôn Tích Phú, xã Đại Hiệp, huyện Đại Lộc) lắc đầu: “Mặc dù trước vụ ĐX, địa phương đã tổ chức nhiều đợt ra quân tiêu diệt hàng nghìn con chuột, thế nhưng sau Tết đến nay nó lại xuất hiện mỗi lúc một nhiều. Hết đặt bẫy lại đến xông thuốc, đào hang mà vẫn không ngăn chặn được”.


Nông dân Quảng Nam tích cực diệt chuột bảo vệ mùa màng

Đâu riêng gì ông Lâm, cả nghìn hộ dân khác trên địa bàn huyện Đại Lộc cũng đang lao đao vì chuột. Ông Lê Văn Thanh, Trạm trưởng Trạm BVTV Đại Lộc cho hay, toàn huyện có hàng trăm ha lúa bị chuột tấn công với tỷ lệ hại bình quân 5 - 10%, cục bộ có nơi ở xã Đại Hiệp và Đại Đồng từ 30 - 40%.

Tại vựa lúa Điện Bàn, tình hình cũng chẳng khá hơn. Theo ông Lê Văn Ngọ, Phó phòng NN-PTNT huyện, trong vòng 3 tuần trở lại đây số diện tích lúa bị chuột tấn công đã tăng lên 400 ha, tập trung chủ yếu trên các chân ruộng thuộc khu vực gò đồi, ven vườn nhà. Trong khi đó, ở huyện miền núi cao Bắc Trà My nhà nông cũng đang khốn đốn vì chuột. Ông Nguyễn Hồng Vương, Phó phòng NN-PTNT Bắc Trà My nói: “Suốt 2 tuần qua chuột bùng phát trên nhiều cánh đồng và gây hại với mức độ ngày càng nặng...".

 

Ông Lê Muộn, PGĐ Sở NN-PTNT Quảng Nam cho biết, đến thời điểm này toàn tỉnh đã có hơn 1.000 ha lúa ĐX bị chuột cắn phá, chủ yếu ở khu vực đồng bằng. Nếu không tích cực triển khai hàng loạt biện pháp mạnh để đối phó với chuột thì chắc chắn mức độ thiệt hại sẽ không dừng lại ở con số vừa nêu.

 

Ông Lê Văn Thanh, Trạm trưởng Trạm BVTV Đại Lộc cho biết, nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất những thiệt hại do chuột gây ra, huyện đã tăng cường cán bộ kỹ thuật về địa phương hỗ trợ nông dân biện pháp diệt chuột hữu hiệu nhất. “Trước nguy cơ chuột gây hại nghiêm trọng, huyện quyết định xuất 100 triệu đồng từ nguồn ngân sách dự phòng mua một lượng lớn thuốc sinh học Racomin về cấp miễn phí cho 18 xã, thị trấn để khẩn trương đánh bả tiêu diệt. Chính quyền cơ sở, các HTX và nhiều đơn vị, DN liên kết SX lúa giống hàng hóa cũng tổ chức thu mua với giá 500 - 2.000 đồng/đuôi nhằm động viên nông dân”.

Còn ở Điện Bàn, ông Lê Văn Ngọ, Phó phòng NN-PTNT huyện thông tin, ngoài việc đẩy mạnh khâu tuyên tuyền, vận động nông dân tích cực mở nhiều đợt ra quân diệt chuột thì ngân sách huyện cũng xuất khẩn cấp 100 triệu đồng hỗ trợ mỗi xã 5 triệu đồng để mua thuốc về đặt bả và trợ giá cho nông dân mua gần 9.000 chiếc bẫy bán nguyệt.

Ông Phạm Đình Xuân, Phó phòng NN-PTNT Duy Xuyên cho hay, để bảo vệ 3.700 ha lúa ĐX, huyện đã chi 120 triệu đồng hỗ trợ nông dân mua 8.900 bẫy và 50 kg thuốc sinh học Racomin diệt chuột.

Trung Ngôn
Theo nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập330
  • Hôm nay76,039
  • Tháng hiện tại781,152
  • Tổng lượt truy cập90,844,545
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây