Những điểm sáng trong bức tranh nông nghiệp hữu cơ Việt Nam gần đây đang mở ra nhiều tiềm năng mới. Tuy nhiên cần sự đầu tư xứng tầm và hành trình tiếp cận thị trường đúng hướng để tạo được giá trị bền vững. Nhiều kinh nghiệm và giải pháp đã được đưa ra tại Diễn đàn quốc tế “Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam – Phát triển và hội nhập” do Bộ NNPTNT tổ chức tại Hà Nội ngày 15.12.
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam phát biểu khai mạc Diễn đàn.Ảnh: VNEpress
Thị trường rộng mở
Khai mạc diễn đàn, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam cho biết nhu cầu tiêu thụ thực phẩm hữu cơ tăng nhanh trên quy mô toàn cầu thời gian qua kéo theo mức tăng trưởng về sản xuất, thương mại lĩnh vực này trên quy mô toàn cầu. Nông sản hữu cơ đang trở thành mặt hàng nông nghiệp mà Việt Nam có thể dễ dàng tiếp cận các chuỗi bán lẻ toàn cầu nhất.
Tại Việt Nam, hiện nay cả nước có trên 76.000 ha đất sản xuất nông nghiệp được công nhận sản xuất hữu cơ. Một số sản phẩm hữu cơ đã có chỗ đứng vững trên thị trường như rau sạch, chè hữu cơ, thịt sạch, tôm sạch… Tuy nhiên, nông nghiệp hữu cơ chỉ chiếm khoảng 0,7% tổng diện tích canh tác của cả nước (10,2 triệu ha) và là một con số quá nhỏ bé so với 37 triệu ha đất canh tác của thế giới.
Đánh giá về nông nghiệp hữu cơ, ông Nguyễn Huy Hoàng – Giám đốc Thương mại Công ty Kantar World Panel Việt Nam, thị trường thực phẩm và đồ uống hữu cơ và đồ uống hữu cơ toàn cầu được mong đợi sẽ tăng tốc dù thị phần còn nhỏ. Mỹ, Châu Âu và Trung Quốc là 3 thị trường hữu cơ phát triển nhất, trong đó Mỹ chiếm gần 50% doanh thu sản phẩm hữu cơ toàn quốc. 3 nước dẫn đầu đều là các thị trường đã chính muồi tuy nhiên vẫn duy trì tăng trưởng dù tốc độ chậm hơn. Cơ hội phát triển cho các thị trường còn lại trong dài hạn.
Theo ông Nguyễn Thành Nhân – Tổng Giám đốc Liên hiệp HTX Thương mại TP. HCM (Saigon Co.op), nền nông nghiệp hữu cơ Việt Nam mới ở mức khởi điểm, theo nghiên cứu phải mất từ 20 – 30 năm để phát triển sản phẩm, hệ thống hữu cơ một cách chính quy. Nhưng những người đi sau sẽ mất ít thời gian hơn nếu biết học hỏi, áp dụng khoa học kĩ thuật.
Rau má được trồng theo tiêu chuẩn hữu cơ của tập đoàn TH.
Ông Nhân cũng chỉ ra nhu cầu về thực phẩm hữu cơ đang lớn như thế nào. “Mức tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp trung bình của hệ thống bán lẻ của Saigon Co.op đang ở mức 2.759 tấn rau quả, 420 tấn thịt gia cầm, 770 tấn thịt gia súc và 77 triệu quả trứng an toàn mỗi tháng. Trong khi đó, sản lượng hữu cơ chỉ chiếm khoảng 0,2% và chỉ được phân phối thí điểm qua 5 siêu thị. Nhưng cứ hễ đặt lên kệ sáng, trưa đã hết, không có hàng mà bán. Lý do là sản xuất không đáp ứng được nhu cầu. Có thể thấy, thị trường vẫn còn rất lớn” – ông Nhân chia sẻ.
Sản xuất rau hữu cơ ở trang trại Organica. Ảnh: I.T
Sắp có Đề án nông nghiệp hữu cơ
Theo ông Nguyễn Thành Nhân, để phát triển nông nghiệp hữu cơ, chính những nhà phân phối cũng phải tham gia vào quá trình sản xuất và thực hiện liên kết theo chuỗi với những doanh nghiệp, đơn vị sản xuất đã có nền tảng, khuynh hướng sản xuất hữu cơ có uy tín. Kiểm soát được quy trình, đảm bảo đạt tiêu chuẩn hữu cơ từ khâu sản xuất cho tới tiêu thụ.
Theo nghiên cứu của Nelson, 36% người tiêu dùng nhận biết thực phẩm hữu cơ và 3% người có sử dụng nhận thức và thực phẩm hữu cơ xoay quanh thực phẩm an toàn. Giá trị tổng thị trường thực phẩm hữu cơ ở 2 thành phố lớn Hà Nội và Tp.HCM hiện nay là khoảng 33 tỷ đồng. Trong tương lai, giá trị tổng thị trường hữu cơ tại 2 thành phố lớn Hà Nội và Tp.HCM ước đạt 400 tỷ đồng/năm. |
“Chúng tôi đã tham gia đầu tư vào một trang trại có trên 300ha sản xuất các sản phẩm nông nghiệp như gạo, rau …đã được các tổ chức USDA của Mỹ, JAS của Nhật, Liên minh Châu Âu chứng nhận. Hợp tác với các nhà sản xuất lơn, uy tín điển hình như BINCA là nhà cung cấp thuỷ sản hữu cơ, và VINAMIT là cung cấp rau hữu cơ, sản phẩm đạt chứng nhận quốc tế. Các sản phẩm khi được phân phối ra thị trường, chúng tôi hoàn toàn tự tin. Củng cố niềm tin của người tiêu dùng vào sản phẩm hữu cơ” – ông Nhân cho hay.
Tuy nhiên theo các doanh nghiệp kinh doanh và sản xuất sản phẩm hữu cơ, làm nông nghiệp hữu cơ vẫn còn vấp phải rất nhiều khó khăn như tìm kiếm đất để làm nông nghiệp hữu cơ vì đa số các vùng trồng trọt nhiều năm qua đã quen sử dụng thuốc BVTV và hoá chất. Cần nhiều thời gian để chuyển đổi. Sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ khắt khe nên sản lượng không cao, cung không đủ cầu. Khâu sau thu hoạch, chế biến, vận chuyển vẫn còn nhiều vướng mắc dẫn đến giá thành sản phẩm cao.
Thiếu thông tin cập nhập khoa học kĩ thuật, ứng dụng thực tế chưa tiếp cận nhiều, vận dụng ít vào sản xuất, nên nâng suất chưa cao. Nhiều sản phẩm hữu cơ vẫn bị gán nhãn hữu cơ không đủ tiêu chuẩn được các tổ chức uy tín quốc tế công nhận.
Theo thứ trưởng Trần Thành Nam, để tháo gỡ những khó khăn, thúc đẩy nông nghiệp hữu cơ, biện pháp hàng đầu là phải hoàn thiện thể chế, các cơ chế, chính sách. Tới đây, Bộ NNPTNT sẽ phối hợp cùng các đơn vị khác hoàn thiện nghị định về sản xuất nông nghiệp hữu cơ để trình Thủ tướng có thể ban hành trong thời gian sớm nhất.
Cùng với đó, Bộ cũng được giao nhiệm vụ xây dựng đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ Việt Nam trong thời gian tới. Chính phủ cũng sẽ giao nhiệm vụ cho các bộ khác để cùng tập trung tạo ra các hành lang pháp lý, các chế tài quản lý. Trên cơ sở đó huy động các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân để tập trung phát triển nông nghiệp hữu cơ.
Theo Lê San (danviet.vn)
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã