Học tập đạo đức HCM

Đồng bằng sông Cửu Long: Xâm mặn sớm đe dọa sản xuất nông nghiệp

Thứ bảy - 12/01/2013 02:47
Mấy ngày nay, nước mặn bắt đầu tiến sâu vào đất liền của nhiều nơi ở ĐBSCL. Nước mặn về sớm hơn mọi năm đã bắt đầu ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất nông nghiệp của nông dân vùng ĐBSCL...

Có nơi xâm mặn tới 40km

Thông tin từ Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, tình hình xâm nhập mặn ở các địa phương ĐBSCL năm nay xuất hiện sớm và sâu hơn năm trước. Theo đó, sáng ngày 9.1, độ mặn cao nhất trên hệ thống sông tại ĐBSCL đã đạt tới mức 8,2%0. Cụ thể, trên sông Hậu, độ mặn đo được tại Đại Ngãi (cách cửa biển khoảng 40km) là 4,1%0; Long Phú (cách cửa biển khoảng 20km) là 7,6%0; Trần Đề (gần cửa biển) là 13,8%0; trên sông Mỹ Thanh (huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng) đo tại Thạnh Thới Thuận là 8,2%0; trên Sông Cổ Chiên đo tại Hưng Mỹ (cách cửa biển khoảng 20km) là 4,1%0; tại Trà Vinh (cách cửa biển khoảng 30km) là 8,0%0 và Láng Thé (cách cửa biển khoảng 38km) là 4,1%0.

Đo độ mặn trên kênh rạch để chủ động ứng phó hạn, mặn ở Hậu Giang.

Thông thường, vào thời điểm này, hàng năm chưa xuất hiện tượng xâm ngập mặn, mà chỉ bắt đầu xuất hiện ở mức độ nhẹ từ đầu tháng 2 trở đi. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mặn xâm nhập sớm vào sâu trong đất liền là do nước thượng nguồn xuống thấp, không đủ mạnh để đẩy ra, mặn cùng với đó, do triều cường lên cao kết hợp với tác động của gió mùa đông bắc.

Tình hình xâm nhập mặn xuất hiện sớm sẽ ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất lúa của người dân, nhất là các vùng ven biển như Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng… Chính quyền các địa phương đã khuyến cáo người dân cần chủ động tiến hành tích trữ nước ngọt để sử dụng trong thời gian nước mặn xâm nhập; đối với sản xuất, người dân cần theo dõi thời điểm nước triều xuống, khi độ mặn giảm tới mức cho phép thì chủ động tích nước, lấy nước vào đồng.

Chủ động ứng phó

Ông Lê Công Chinh ở xã Bình Thới, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre cho biết: “Mấy ngày nay nước mặn tràn về nên người dân quanh vùng đã bắt đầu lấy nước vào ao tôm để chuẩn bị cho vụ nuôi tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, nước mặn về sớm sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân. Thông thường người dân ở khu vực phải sử dụng nhiều lu chứa nước ngọt để sử dụng. Những gia đình không có điều kiện thì mua nước ngọt với giá khá cao…”.

Ông Nguyễn Minh Giám - Phó Giám đốc Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ nhận định:

Từ tháng 2 trở đi tình hình xâm nhập mặn sẽ tăng cao. Do đó, người dân cần chủ động tiến hành tích trữ nước ngọt để sử dụng trong thời gian tới; đồng thời cũng cần theo dõi thời điểm nước triều xuống, khi độ mặn giảm tới mức cho phép thì chủ động tích nước, lấy nước vào đồng phục vụ sản xuất.

Tại Hậu Giang, dự báo tình hình khô, mặn sẽ diễn ra từ tháng 2 đến tháng 3 nhưng ngành nông nghiệp đã chủ động ứng phó với hạn, mặn. Ông Lê Văn Đời – Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Hậu Giang cho biết: “Hiện nay các trà lúa đông xuân trong giai đoạn đồng trổ nên dự kiến sẽ thu hoạch trước khi nước mặn về.

Tuy nhiên, các địa phương thường xuyên bị ảnh hưởng do nước mặn xâm nhập như: Long Mỹ, TP. Vị Thanh, Châu Thành A… đã chủ động ngăn mặn bằng hệ thống đập, cống… để đảm bảo đủ nước ngọt cho sản xuất vụ lúa hè thu sau Tết Nguyên đán”.

Dự kiến đến cuối tháng 3.2013 sẽ có khoảng 35.000ha lúa hè thu xuống giống trên địa bàn tỉnh Hậu Giang sẽ ảnh hưởng trực tiếp bởi hạn, mặn.

Nguồn:danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập184
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm182
  • Hôm nay67,156
  • Tháng hiện tại863,854
  • Tổng lượt truy cập90,927,247
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây