Toàn tỉnh hiện có hơn 1 triệu con trâu, bò và gần 37 nghìn còn hươu, dê, trong đó chủ yếu tập trung tại các huyện miền núi vùng cao như Hương Sơn, Kỳ Anh, Hương Khê và Vũ Quang. Bước vào vụ Xuân năm nay, theo dự báo rét đậm, rét hại có thể xẩy ra, vì vậy nguy cơ gia súc, gia cầm chết do đói rét và dịch bệnh là rất lớn. Ông Nguyễn Khắc Khánh – Phó Chi cục trưởng Chi cục thú y cho rằng: Thời tiết vụ đông xuân năm 2011- 2012 không xẩy ra nhiều đợt rét đậm, rét hại nên trâu bò bị chết rét trên địa bàn tỉnh chỉ vài ba con ở Kỳ Hà ( Kỳ Anh) do người dân thả rông trong rừng. Qua đó, có thể năm nay người chăn nuôi chủ quan, lơ là việc phòng tránh rét cho gia súc. Trong đó, nhất là các địa phương vùng miền núi, vùng sâu vùng xa thường xuyên thả rông gia súc trong rừng, không chủ động dữ trữ thức ăn cho trâu bò khi cần thiết.
Tăng cường thức ăn và che kín chuồng trại. |
Để đàn gia súc qua được “mùa rét” năm nay, ngành nông nghiệp đã chủ động thành lập 12 đoàn công tác xuống tận các địa phương kiểm tra, giám sát và hướng dẫn bà con chăn nuôi phòng chống rét cho cây trồng, vật nuôi nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do rét đậm, rét hại gây ra. Trước đó, ngành cũng đã tham mưu cho tỉnh ban hành một số công điện, chỉ thị về việc tăng cường chỉ đạo công tác phòng chống đói rét cho, dịch bệnh cho vật nuôi vụ xuân 2013. Ông Hải – Trưởng phòng NN – PTNT huyện Hương Sơn cho biết: Hương Sơn có đàn trâu bò khá lớn khoảng 32.500 con, vì vậy, huyện tập trung chỉ đạo xuống các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho các hộ chăn nuôi chuẩn bị dự trữ thức ăn, trồng cỏ VA06 không để trâu bò bị chết đói, đồng thời hướng dẫn kỹ thuật che chắn chuồng trại chống rét đối với trâu bò, hươu, dê…Điều đáng mừng là ý thức người dân ở Hương Sơn đã được nâng cao, nhiều hộ chăn nuôi luôn chủ động phòng chống đói, rét cho gia súc, nhất là tại các xã vùng cao Sơn Hồng, Sơn Kim1, Sơn Lĩnh…Kế hoạch sắp tới huyện sẽ tiến hành đi kiểm tra, chỉ đạo thực hiện các biện pháp tại các địa phương theo tinh thần chỉ thị của tỉnh. Riêng về huyện Kỳ Anh, Vũ Quang thì do địa bàn khá rộng nên việc triển khai thực hiện gặp rất nhiều khó khăn. Người dân một số xã vùng sâu vùng xa thường chăn nuôi theo hình thức bầy đàn thả gia súc vào rừng cả tuần mới lùa về. Do đó, có khi nhiệt độ xuống thấp trâu bò không về kịp nhiều con bị chết rét. Với đặc thù trên, các huyện cũng đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới các địa phương thực hiện nghiêm túc các biện pháp không nên thả rông trâu bò vào những ngày giá rét, dưới 13 độ C… Đặc biệt, có kế hoạch chủ động từ các loại cây thức ănthô xanh như cỏ, ngô gieo dày, khoai lang…chế biến làm nguồn thức ăn cho trâu bò.
Ủ ấm cho trâu bò khi đi chăn thả |
Mặc dù qua kiểm tra đến thời điểm nay số gia trên địa bàn vẫn ổn định, chưa phát hiện gia súc bị chết do đói rét nhưng thời gian tới cần tập trung cao cho công tác này. Ngoài thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 3670/CT-BNN-TY ngày 26/10/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Công văn số 1086/CN-GSL ngày 01/10/2012 của Cục Chăn nuôi về việc chủ động phòng chống đói, rét cho vật nuôi; Chỉ thị số 26/CT-UBND ngày 10/10/2011 của UBND tỉnh về việc đẩy mạnh công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm cuối năm 2011; xây dựng và tổ chức chỉ đạo thực hiện có hiệu quả kế hoạch phòng chống đói rét, dịch bệnh cho đàn vật nuôi. Trước hết, trong thời gian tới các địa phương cần tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền về các biện pháp phòng chống rét và dịch bệnh cho gia súc đến tận người chăn nuôi. Khi có dự báo rét đậm, rét hại cần phải tiến hành kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống đói, rét, dịch bệnh cho vật nuôi.
Cũng theo ông Khánh thì việc hướng dẫn người chăn nuôi củng cố, che chắn chuồng trại, đảm bảo phòng chống rét và đủ điều kiện vệ sinh hiện nay hết sức cần thiết. Đặc biệt, tuyên tuyền và vận động người chăn nuôi có gáp rạnh với rừng, núi không thả rông trâu, bò trên núi, nhất là vào những ngày nhiệt độ dưới 130C, ngược lại bổ sung thức ăn tinh, khoáng, vitamin, cho uống nước ấm để tăng cường sức khoẻ cho đàn vật nuôi. Những con trâu, bò già, yếu người dân cần có kế hoạch nuôi vỗ bèo để bán giết thịt, hoặc có chế độ chăm sóc đặc biệt để đảm bảo sức khoẻ chống lại đói, rét.
Bên cạnh đó, nhiệt độ thấp và ẩm làm cơ thể vật nuôi tốn nhiều năng lượng để chống rét, giảm sức đề kháng, nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm có điều kiện bùng phát. Vì vậy, cần tăng cường biện pháp giám sát tình trạng đàn vật nuôi để phát hiện xử lý kịp thời khi có biểu hiện suy kiệt do đói, rét, dịch bệnh xảy ra. Ngoài ra, tăng cường công tác kiểm soát chặt chẽ động vật và sản phẩm động vật lưu thông trên địa bàn, đặc biệt là gia súc, gia cầm nhập về làm giống nhằm phát hiện sớm, bao vây kịp thời, khống chế có hiệu quả, tuyệt đối không để dịch lan rộng. Tại các chuồng trại, khu vực chăn nuôi, bãi chăn thả, cơ sở giết mổ, chế biến và chợ buôn bán gia súc, gia cầm đều phải được tiêu độc khử trùng.. nhằm làm sạch môi trường, giảm mầm bệnh phát sinh…
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã