1. Các tỉnh phía Bắc
a) Trên lúa
- Rầy nâu - rầy lưng trắng: Tiếp tục tăng nhanh mật độ trên lúa đứng cái - trỗ bông - chín và gây cháy rầy cục bộ trên lúa giai đoạn chắc xanh - chín, nhất là các tỉnh Bắc Trung bộ và một số tỉnh Bắc bộ. Cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ và phòng chống ở những diện tích có mật độ cao.
Những diện tích lúa đã chín, thực hiện phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, nhất là những diện tích bị nhiễm rầy nặng.
- Sâu cuốn lá nhỏ: Theo dõi và phòng chống tại những nơi có mật độ cao trên trà lúa giai đoạn phát triển đòng tại một số tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng.
- Chuột: Tiếp tục phát sinh và gây hại gia tăng trên lúa đòng. Cần tổ chức chỉ đạo và thực hiện đồng loạt ra quân diệt chuột.
- Ngoài ra, tiếp tục phòng chống bệnh khô vằn trên trà lúa đòng - trỗ bông; bệnh lem lép hạt, bệnh đạo ôn hại gié, cuống hạt phát sinh cục bộ tại các vùng thường bị hàng năm và trong điều điều kiện thời tiết thuận lợi.
b) Trên mía
Bệnh chồi cỏ tiếp tục gây hại trên ruộng mía lưu gốc tại Nghệ An. Cần vệ sinh đồng ruộng, tiêu huỷ nguồn bệnh và thay thế những diện tích mía đã lưu gốc nhiều năm.
2. Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên
a) Trên lúa
- Sâu đục thân 2 chấm, bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn, rầy nâu, rầy lưng trắng... rải rác hại nhẹ trên lúa ĐX muộn chín, lúa XH giai đoạn đẻ nhánh - đứng cái.
- Bọ trĩ, sâu keo... phát sinh hại chủ yếu lúa HT giai đoạn mạ - đẻ nhánh.
- Chuột: Hại nhẹ chủ yếu trên lúa XH giai đoạn đẻ nhánh và giống gieo lúa HT sớm.
b) Trên cây trồng khác
- Bệnh gỉ sắt, bệnh khô cành, rệp... tiếp tục hại phổ biến trên cà phê ở Tây Nguyên.
- Tuyến trùng rễ, bệnh vàng lá, thối rễ, rệp sáp gốc, bệnh thán thư... hại tiêu chủ yếu ở Tây Nguyên giai đoạn chắc quả - thu hoạch.
3. Các tỉnh phía Nam
- Rầy nâu trên đồng ruộng phổ biến tuổi 2 - 4, xuất hiện ở mức độ nhẹ đến trung bình trên lúa giai đoạn mạ đến đẻ nhánh - đòng trổ; một số diện tích có thể nhiễm nặng nếu phòng trừ không tốt.
Bệnh VL, LXL xuất hiện trở lại ở tỉnh Đồng Tháp, vì vậy nguy cơ rầy nâu di trú lan truyền bệnh cho lúa HT là rất lớn. Các địa phương cần theo dõi chặt chẽ diễn biến rầy nâu vào đèn để xuống giống né rầy cho các diện tích lúa HT còn lại.
Đồng thời, vệ sinh đồng ruộng, cày ải đảm bảo thời gian cách ly nguồn bệnh, áp dụng canh tác lúa “3 giảm 3 tăng”, quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), công nghệ sinh thái. Theo dõi trên trà lúa trỗ - chín và phòng chống kịp thời ở những diện tích có mật độ cao.
- Bệnh đạo ôn: Phát sinh phát triển trên trà lúa giai đoạn đẻ nhánh đến đòng - trỗ, đặc biệt trên những ruộng gieo sạ giống nhiễm, sạ dày, bón thừa phân đạm. Bà con nông dân nên thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện bệnh sớm để có biện pháp quản lý kịp thời, hiệu quả.
- Ngoài ra cũng cần lưu ý đến các đối tượng như bọ trĩ, rầy phấn trắng trên lúa giai đoạn mạ - đẻ nhánh nhất là trên những ruộng khô thiếu nước. Chú ý chuột gây hại những ruộng mới gieo sạ. Cần phát động nông dân hưởng ứng phong trào diệt chuột.
Nguồn danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã