Học tập đạo đức HCM

Dưa bở Gia Viễn

Chủ nhật - 11/05/2014 10:12
Tuy năng suất chỉ đạt khoảng 60% so với vụ chính, nhưng giá bán dưa bở trái vụ lại cao gần gấp đôi.

Khoảng 10 ngày nay, trên những cánh đồng xã Gia Thắng, Gia Phương, Gia Tiến, Gia Phú… (huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình) nhộn nhịp hẳn. Xe tải của thương lái vào tận ruộng để mua dưa bở của nông dân. Người người, nhà nhà xuống đồng thu hoạch những quả dưa đang chín.

GIÁ THẤP VẪN LÃI CAO

Gia Viễn là một trong những huyện có địa hình phức tạp nhất tỉnh Ninh Bình. Ở đây, gần như xã nào cũng có vùng đất trũng xen lẫn gò đồi. Việc điều tiết thuỷ lợi rất khó khăn, gây ảnh hưởng lớn đến SX nông nghiệp.

Chủ nhiệm HTX nông nghiệp xã Gia Phương Hoàng Văn Lãi nhẩm tính: "Trung bình một vụ lúa nông dân chỉ lãi khoảng 200.000 đồng/sào. Trung bình mỗi gia đình có khoảng 4 sào ruộng, vậy là hơn 3 tháng mới có 800.000 đồng, kém xa mức lương tối thiểu.

Vụ xuân năm 2005, một số nông dân ở thôn Vĩnh Ninh, Văn Hà đã trồng thử nghiệm giống dưa bở trên những thửa ruộng vàn cao, thường xuyên khô hạn.

Kết quả khiến nhiều người ngạc nhiên. 1 sào 360 m2 cho năng suất từ 2 - 2,5 tấn dưa, bán tại ruộng khoảng 5.000 đồng/kg. Trừ chi phí SX (không quá 400.000 đ/sào) nông dân thu lãi triệu đồng".

Phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng diễn ra sôi nổi. Toàn bộ những vùng có địa hình cao (khoảng 50 ha) đều được đánh luống trồng dưa bở, hình thành nên vùng chuyên canh theo quy mô hàng hoá. Ngoài vụ dưa chính (từ tháng 2 đến tháng cuối tháng 5), nông dân các xã ở Gia Viễn (trong đó có Gia Phương) còn trồng vụ dưa trái vụ.

Theo ông Trần Đình Toàn, PGĐ Sở NN-PTNT Ninh Bình:

“Mặc dù hiệu quả kinh tế mà cây dưa bở mang lại là khá cao, nhưng tỉnh chủ trương không mở rộng ra những huyện khác để quản lý tốt, và tránh nguy cơ ùn ứ nông sản khi thị trường biến động bất lợi. Tỉnh Ninh Bình cũng đang khảo sát để bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với cây dưa bở Gia Viễn với diện tích khoảng 100 ha”.

Theo ông Lãi: “Tuy năng suất chỉ đạt khoảng 60% so với vụ chính, nhưng giá bán dưa bở trái vụ lại cao gần gấp đôi. Ở Hải Dương, Hoà Bình và một số tỉnh khác cũng có dưa bở, nhưng ăn thường sượng, ít tinh bột, thành mỏng lòng rỗng và từ giữa vụ thu hoạch đã nhiều sơ.

Còn dưa bở Gia Viễn thì khác, trọng lượng quả có thể lên tới 3,5 - 4 kg. Đầu vụ, nhiều quả gần như đặc lòng, chỉ rỗng bằng một quả trứng gà, ăn bở và rất thơm. Đối với những quả dưa mới chín, chỉ cần để trong nhà 1 ngày là hương thơm dịu ngọt lan toả khắp gian phòng”.

Với cơ cấu 4 vụ trong năm: 2 dưa + 1 lúa (hè thu) + 1 màu (vụ đông), ước tính 1 sào ruộng đem lại thu nhập cho người nông dân trên 10 triệu đồng/năm/sào. Hiệu quả kinh tế từ cây dưa bở là rất khả quan, mở ra cho nông dân vùng chiêm trũng hướng đi mới, khắc phục được khó khăn do địa hình canh tác phức tạp.

ÍT SÂU BỆNH, CHI PHÍ THẤP

So với trồng lúa, chi phí SX dưa bở thấp hơn nhiều. Bà con không phải đi mua hạt giống mà sử dụng ngay giống (được tuyển lựa từ những quả mẫu mã đẹp, thơm ngon) của vụ trước gieo cho vụ sau.

Đặc biệt, sâu bệnh trên dưa bở rất ít, nông dân chỉ cần phun thuốc phòng bệnh duy nhất một lần trước khi dưa ra quả. Theo kinh nghiệm của nông dân xã Gia Phương, phân bón chủ yếu được sử dụng là phân chuồng. Hạn chế bón phân lân, đạm cho cây vì quả dưa bở rất dễ bị nứt và thối.

10-19-45_2014_0506_0816_33

So với trồng lúa, chi phí SX dưa bở thấp hơn nhiều

Ông Tạ Văn Tam, trưởng thôn Vĩnh Ninh 2 cho biết: "Mặc dù chi phí đầu tư SX thấp, nhưng trồng dưa phụ thuộc rất lớn vào yếu tố thời tiết. Dân gian có câu “Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa”. Trong khi đó, thời tiết từ đầu năm đến nay có nhiều đợt rét kéo dài. Trời âm u và nhiều mưa nên năng suất dưa chỉ đạt khoảng 1,2 tấn/sào.

Vào thời điểm thu hoạch của các năm trước, thời tiết nắng nóng nên giá cao. Đầu vụ thương lái thu mua giá 12.000 đồng/kg, cuối vụ giảm xuống khoảng 5.000 đồng/kg. Nhưng năm nay đầu vụ dân chỉ bán được 7.000 đồng/kg và thời điểm hiện tại giảm xuống chỉ còn 3.500 - 4.000 đồng/kg. Giá thấp là vậy, nhưng theo tính toán của ông Lãi, nông dân vẫn có lãi từ 2,5 - 3 triệu đồng/sào, lãi gấp nhiều lần trồng lúa.

Minh Phúc
Nguồn nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập366
  • Hôm nay46,967
  • Tháng hiện tại752,080
  • Tổng lượt truy cập90,815,473
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây