Học tập đạo đức HCM

Giá bò hơi chạm đáy, nông dân mất toi 3 năm chăn dắt, 3 năm tiền rơm

Thứ hai - 02/07/2018 04:44
Cuối năm 2016 đến nay, giá bò thương phẩm tại địa bàn Bình Phước giảm và thời điểm này đã ở mức chạm đáy khiến người nuôi bò thua lỗ. “Trong cái khó ló cái khôn”, nhiều hộ nghèo đã có cách làm hay để duy trì đàn bò vượt qua giai đoạn khó khăn thị trường giá giảm…

Thiệt đơn thiệt kép

Từ cuối năm 2016 đến nay, Việt Nam tăng cường nhập thịt bò, nhiều nhất từ Úc, bò thương phẩm trong nước bắt đầu giảm giá và nay chạm đáy, đến nay chỉ còn dao động từ 100-110 ngàn đồng/kg, giảm 35-40 ngàn đồng/kg so cùng kỳ năm 2017.

Thương lái mua bò ở Bình Phước không cân trọng lượng để tính tiền mà định giá mua bò theo cảm quan. Cụ thể, năm 2017, giá bò đã giảm nhưng 1 con bò cỏ sinh sản có chất lượng tốt giá 20 triệu đồng, nay giảm chỉ còn 15 triệu đồng/con. Rớt giá nhiều nhất là bò thịt thương phẩm. Bê 5 tháng tuổi giảm từ 8-9 triệu đồng (năm 2017) xuống còn 5-6 triệu đồng/con. Bò thịt 1 năm tuổi trở lên cũng giảm từ 12 triệu đồng (năm 2017) xuống còn 7-8 triệu đồng/con.

 gia bo hoi cham day, nong dan mat toi 3 nam chan dat, 3 nam tien rom hinh anh 1

Ông Nguyễn Văn Rít ở khu phố Ninh Thành, thị trấn Lộc Ninh thuê người mổ bê bán để giảm thua lỗ.

So với năm 2015 giá bò hơi thương phẩm đã giảm 60-65%. Với giá bán hiện nay, người nuôi bò sau 3 năm sinh sản (1 bò mẹ đẻ 2 con) bán cả bò mẹ, bò con thì tổng tiền thu về chỉ bằng giá mua 1 con bò cái trong độ tuổi sinh sản ở thời điểm năm 2015.

Như vậy, người nuôi bò mất không suốt 3 năm chăn dắt và tiền mua rơm cho bò ăn trong 3 mùa khô.

Nghịch lý là giá bò hơi thương phẩm đi xuống từ năm 2017 đến nay nhưng giá thịt bò bán ở chợ và các siêu thị không giảm hoặc chỉ giảm nhẹ.

Cụ thể, thịt bò loại 1 (bò philê) bán lẻ ở chợ Lộc Ninh giá 250-270 ngàn đồng/kg; bò bắp giá 150-170 ngàn đồng/kg; thịt bê có da giá 180 ngàn đồng/kg; bê bắp không da 200 ngàn đồng/kg; thịt bê philê 250-270 ngàn đồng/kg…

Ông Nguyễn Văn Nghĩa, ấp 6, xã Lộc Điền (Lộc Ninh) bức xúc: Với giá bán như hiện nay người nuôi bò lỗ lớn còn thương lái thu lãi khủng. Giá rẻ, thua lỗ nhưng thời điểm này nhiều hộ cũng phải bán bớt đàn bò để có tiền trả vốn vay ngân hàng hoặc lo cho con chuẩn bị nhập trường. Thế nhưng, giá càng rẻ thì thương lái càng có cơ hội ép giá người nuôi. Hiện họ chỉ mua bê còn bò thịt 1 năm tuổi trở lên không mua hoặc mua ép giá. Lý do, thịt bê (thịt có da) dễ bán vì nhiều nhà hàng, đám tiệc đặt mua để xào lăn, hấp gừng, nướng…

Tìm lối thoát

 gia bo hoi cham day, nong dan mat toi 3 nam chan dat, 3 nam tien rom hinh anh 2

Trang trại nuôi bò của người dân xã Lộc Thành (Lộc Ninh) - Ảnh: S.H

Năm 2012, ông Nguyễn Văn Rít ở khu phố Ninh Thành, thị trấn Lộc Ninh (Lộc Ninh) thuộc diện hộ nghèo và được hỗ trợ 1 con bò mẹ, 1 con bê. Trong 6 năm, nhờ bò sinh sản mà ông Rít có thêm thu nhập để trang trải cuộc sống. Hiện đàn bò của gia đình ông Rít còn 5 con. Giá quá rẻ nên ông Rít cùng cháu trai mổ bê để bán.

Không chỉ hộ ông Rít mà từ năm 2017 đến nay, khi bò thương phẩm rớt giá, để giảm thua lỗ, tại các chợ nông thôn, các khu dân cư nhiều quầy thịt bò, thịt bê lưu động “mọc” lên do người nuôi bò thuê người giết mổ để bán lẻ.

Năm 2014, anh Nguyễn Thanh Thảo ở ấp Đồi Đá, xã Lộc Khánh (Lộc Ninh) do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên phải bỏ học đại học về nhà làm nông. Anh Thảo đã mua 2 con bò sinh sản (bò cỏ) để tận thu phân bò phục vụ nuôi trùn quế. Hiện đàn bò của anh đã tăng lên 6 con và diện tích nuôi trùn quế cũng tăng lên 2,5 lần.

Để chủ động thức ăn cho bò trong mùa khô, anh Thảo đã chuyển đổi 1 sào điều già sang trồng cỏ. Tuy giá bò thương phẩm giảm sâu nhưng lấy phân bò nuôi trùn quế, trùn quế nuôi gà (200 con gà thịt/năm); phân trùn quế để chăm sóc 500 trụ tiêu và bán cho các hộ xung quanh với giá 250 ngàn đồng/bao (hằng năm anh Thảo thu thêm trên 10 triệu đồng bán phân trùn).

Nhờ nuôi bò – trùn quế – gà nên kinh tế gia đình anh Thảo phát triển nhanh. Cách nuôi – trồng của anh cũng được nhiều thanh niên trong và ngoài xã đến học tập làm theo.

Do điều kiện khí hậu, Bình Phước không thích hợp chăn nuôi bò trang trại, bởi về mùa khô thức ăn cho bò rất khó. Do đó, nuôi bò chủ yếu nhỏ lẻ trong dân. Nhiều năm qua, chương trình hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo đã giúp hàng ngàn gia đình thoát nghèo bền vững. Trong thời điểm giá bò xuống thấp cũng là cơ hội cho nhiều hộ nghèo mua bò giống nuôi phát triển kinh tế gia đình theo phương châm lấy công làm lãi và có phân bò để chăm sóc cây trồng bền vững.
Theo Phương Hà (Báo Bình Phước)
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập573
  • Hôm nay70,396
  • Tháng hiện tại775,509
  • Tổng lượt truy cập90,838,902
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây