Học tập đạo đức HCM

Giải quyết “điểm nóng” Hương Ngải

Thứ sáu - 10/07/2015 00:04
Huyện Thạch Thất đa phần địa hình là miền núi, đồi gò, rất khó khăn cho sản xuất. Cũng vì thế, Thạch Thất đã xác định chỉ có dồn điền đổi thửa (DĐĐT) mới tạo đà cho chuyển dịch cơ cấu cây trồng, mang lại thu nhập cao cho nông dân.

Không nóng vội, làm chậm mà chắc

Bước vào xây dựng nông thôn mới (NTM), xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất chỉ có 6 tiêu chí đạt chuẩn NTM. Hệ thống hạ tầng phục vụ sản xuất lạc hậu, xuống cấp. Ruộng đất không bằng phẳng, lại nhỏ lẻ, manh mún, rất khó để đầu tư phát triển mở rộng sản xuất...

Ông Nguyễn Trần Vượng – Chủ tịch UBND xã Hương Ngải cho biết, là “điểm nóng” trong DĐĐT. Nhiều hộ dân ban đầu tỏ ý không đồng tình với chủ trương này nên xã đã phải nhiều lần tổ chức hội nghị họp lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. Sau đó, phân công cán bộ cơ sở dựa vào thực tế để triển khai tuyên truyền cho nhân dân hiểu, cùng với đó là tiến hành giải quyết từng việc.

 

Giai quyet “diem nong” Huong Ngai
Mô hình trồng lan rừng mới đang mang lại thu nhập cao cho gia đình ông Nguyễn Đỗ Thế Cường ở xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Ảnh: Hải Đăng
 
“Xã không chỉ đạo làm nhanh, nóng vội mà mà triển khai làm từ từ, làm tới đâu chắc tới đó, cùng với đó là luôn luôn dựa vào nhân dân để làm” – ông Vượng nói. 

Cũng bởi vậy, theo ông Vượng, chỉ sau 1 năm triển khai DĐĐT, xã đã khắc phục được cơ bản những thách thức, tiến hành DĐĐT đạt 100% diện tích (hơn 258ha). Hệ thống đường giao thông, kênh mương nội đồng được quy hoạch, đào đắp trên khắp cả 9 thôn, đến tận ruộng của các hộ dân.

“Điểm đáng chú ý là sau DĐĐT, Hương Ngải đã hình thành được vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao hơn 150ha, vùng sản xuất rau an toàn hơn 20ha, vùng trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao gần 30ha, vùng nuôi trồng thủy sản… Thu nhập bình quân đầu người đạt 26,6 triệu đồng/người/năm. Cuối năm 2014, Hương Ngải được công nhận xã đạt chuẩn NTM” – ông Vượng chia sẻ.

Tạo đà cho nông thôn mới

Thạch Thất bắt tay vào xây dựng NTM từ năm 2010 với xuất phát điểm rất thấp khi chỉ có 3 xã đạt 7 tiêu chí, 19 xã đạt từ 5-6 tiêu chí.

Theo ông Hoàng Chí Lượng- Trưởng phòng Kinh tế huyện Thạch Thất, thời gian đầu thực hiện, nhiều xã cũng lúng túng trong DĐĐT do khó khăn về điều kiện địa hình đất đai và nông dân phản đối, nhưng sau khi triển khai tuyên truyền, đi sâu sát cơ sở, đã tạo được sự đồng thuận trong nhân dân, nhờ thế mà chỉ sau năm 2013, toàn huyện đã hoàn thành công tác DĐĐT.

Hiện trên địa bàn huyện Thạch Thất đã hình thành nhiều mô hình sản xuất cho hiệu quả kinh tế cao như rau an toàn đã được nhân rộng tại các xã: Hương Ngải, Hạ Bằng, Canh Nậu, Đại Đồng. Mô hình hoa lily ở xã Đại Đồng, Yên Bình cho thu nhập 2,7 tỷ đồng/ha trong 4 tháng canh tác và hình thành mô hình sản xuất hoa lan ở các xã Bình Yên và Hương Ngải cho hiệu quả kinh tế khá cao…

Bên cạnh đó, các trang trại và mô hình chuyển đổi do áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nên hiệu quả đạt khá cao, giá trị thu nhập đạt từ 200-220 triệu đồng/ha, có nhiều trang trại, mô hình đạt từ 230-350 triệu đồngha/năm.

Đặc biệt, trang trại lợn rừng chăn thả tự nhiên đảm bảo an toàn sinh học tại xã Yên Bình với quy mô trên 10.000 con cho thu nhập từ 15-16 tỷ đồng/năm... Nhờ chuyển đổi sản xuất, hiện nay thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện đã đạt 28 triệu đồng/người/năm (tăng 13,1 triệu so với năm 2010).

Dự kiến trong thời gian tới, ngoài việc, nâng cao chất lượng các tiêu chí của 13 xã đã đạt chuẩn NTM, 9 xã chưa đạt chuẩn còn lại tiếp tục xây dựng về đích, để huyện phấn đạt NTM vào năm 2018, trở thành huyện phát triển tiêu biểu của thủ đô Hà Nội.

Sau gần 5 năm xây dựng NTM, đời sống người dân huyện Thạch Thất ngày càng được cải thiện. Toàn huyện đã đầu tư hơn 3.700 tỷ đồng xây dựng NTM, trong đó nguồn vốn xã hội hóa đạt gần 1.600 tỷ đồng và người dân hiến hơn 21.000 m2 đất. 
Theo danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập414
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại798,422
  • Tổng lượt truy cập90,861,815
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây