Học tập đạo đức HCM

“Hội nghị Diên Hồng” ngành chăn nuôi

Thứ sáu - 10/07/2015 00:01
Dù không bị thua trên sân khách như các mặt hàng nông sản khác, nhưng ngành chăn nuôi đang có dấu hiệu thua ngay trên sân nhà bởi các sản phẩm thực phẩm ngoại nhập... Các giải pháp đã được đưa ra bàn thảo tại hội nghị về tái cơ cấu chăn nuôi diễn ra hôm 9.7.

Nguy cơ mất luôn thị trường trong nước

Theo thống kê của Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT), tăng trưởng của ngành chăn nuôi trong năm 2014 đạt hơn 4% năm 2014 và khoảng 4,8% trong nửa đầu năm nay. Sản xuất chăn nuôi trong nước cơ bản đã đáp ứng được đủ các loại thực phẩm cho tiêu dùng và bước đầu cho xuất khẩu. Một số mặt hàng chăn nuôi của Việt Nam hiện cũng có sản lượng đứng ở tốp đầu của thế giới như đàn vịt có khoảng 90 triệu con, lợn hơn 27 triệu con…

“Hoi nghi Dien Hong” nganh chan nuoi
Ngành chăn nuôi Việt Nam chỉ chủ yếu đáp ứng nhu cầu trong nước và chăn nuôi nông hộ vẫn chiếm tỷ lệ lớn.  Ảnh một trang trại tại xã Hà Thạch, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ.Ảnh:LHT
Ông Hoàng Thanh Vân – Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, trong năm 2014 và 5 tháng đầu năm 2015, Việt Nam đã xuất khẩu được 40.200 tấn thịt lợn hơi các loại; 39,5 triệu quả trứng vịt muối, 65.000 tấn mật ong, hơn 3 triệu tấn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi và gần 450 triệu USD các sản phẩm sữa. 

Theo ông Nguyễn Phước Trung – Giám đốc Sở NNPTNT TP.Hồ Chí Minh, nhìn vào những con số xuất khẩu của ngành chăn nuôi, nếu so sánh với các lĩnh vực khác của ngành nông nghiệp thì tỷ lệ xuất khẩu còn rất khiêm tốn. Nếu như ở lĩnh vực trồng trọt, Việt Nam sản xuất ra cà phê, hồ tiêu, cao su, lúa gạo… chủ yếu là dành cho xuất khẩu thì các sản phẩm chăn nuôi từ trước tới nay vẫn chủ yếu đáp ứng trong nước, giá trị chưa cao.

Một mối lo được nhiều người quan tâm hiện nay là, ngành chăn nuôi Việt Nam sẽ “ra sao” trước TPP - Hiệp định tự do thương mại giữa 12 quốc gia châu Á- Thái Bình Dương, trong đó có Mỹ, Úc… khi mà chăn nuôi nông hộ vẫn chiếm tỷ lệ lớn; chưa sản xuất được con giống chất lượng tốt; thức ăn chăn nuôi phụ thuộc và nhập khẩu từ nước ngoài; liên kết sản xuất còn lỏng lẻo. TS Nguyễn Thanh Sơn – Viện trưởng Viện Chăn nuôi cho rằng, để sản phẩm của ngành chăn nuôi xuất khẩu được cần phải tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. “Theo số liệu công bố của các cơ quan chức năng, sản phẩm chăn nuôi vẫn còn tồn dư chất cấm, kháng sinh nên chưa đảm bảo an toàn thực phẩm. Nếu không thay đổi tư duy sản xuất, sản phẩm chăn nuôi của người dân sẽ mất luôn cả thị trường trong nước vì người tiêu dùng sẽ quay lưng với sản phẩm kém chất lượng và tìm đến các sản phẩm nhập ngoại. Do đó, cần phải làm tốt cả 2 khâu là giá cả và đảm bảo an toàn thực phẩm”- TS Sơn nói.

Gỡ nút thắt cho chăn nuôi

Ông Lê Bá Lịch – Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam đặt vấn đề: “Nút thắt đầu tiên của ngành chăn nuôi là lúc nào chúng ta cũng nói doanh nghiệp đi đầu tàu, nhưng doanh nghiệp thì không đủ sức đi đầu tàu. Hiện doanh nghiệp của Việt Nam bình quân chỉ có vốn đầu tư 5 tỷ đồng/doanh nghiệp, tương đương 250.000USD. Doanh nghiệp trong nước vừa nhỏ lại thiếu vốn, lãi suất ngân hàng lại cao thì làm sao thành đầu tàu được?”.

Quan điểm
Bộ trưởng Cao Đức Phát
Chúng ta không thể mãi chạy theo số lượng đầu con mà phải đầu tư cho chất lượng và hạ giá thành sản phẩm thì mới xuất khẩu được. Do đó, hội nghị hôm nay có thể coi là “Hội nghị Diên Hồng” của ngành chăn nuôi. Tất cả những đề xuất của các địa phương, các chuyên gia sẽ được Bộ NNPTNT tổng hợp, báo cáo lên Chính phủ để sớm có giải pháp hỗ trợ cho ngành chăn nuôi.
Một vấn đề khác đang tạo ra nút thắt cho ngành chăn nuôi, theo ông Lịch, đó là đất đai dành cho ngành chăn nuôi quá hẹp, doanh nghiệp muốn đầu tư phải lên miền núi, nhiều người hơn 50 tuổi rồi, bỏ ra 10 đến 50 tỷ đồng nhưng không có sổ đỏ, khi ông chủ ra đi con cái họ bơ vơ không biết dựa vào đâu. “Tôi nghĩ vấn đề đất đai không phải của Bộ NNPTNT nhưng Bộ cũng cần đề xuất vấn đề này lên Thủ tướng Chính phủ để tháo gỡ nút thắt về đất đai cho ngành chăn nuôi” - ông Lịch đề xuất.

Theo Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát, vừa qua có nhiều ý kiến phản ánh tình trạng giá thực phẩm của ngành chăn nuôi giảm là do Việt Nam đã mở cửa và nhập quá nhiều sản phẩm của nước ngoài. Tôi cho rằng đó không phải là lý do, cái chính là do nguồn cung trong nước đã vượt cầu trong khi sản phẩm của ngành chăn nuôi lại không xuất khẩu được. “Chắc chắn chúng ta không thể ăn hết được sản phẩm của ngành chăn nuôi. Tuy nhiên muốn xuất khẩu được thì giá phải thấp hơn Mỹ”- ông Phát nói.

Ông Phát cũng “đặt hàng” Cục Chăn nuôi làm sao phải có giống đại gia súc ngang bằng với Úc, gia súc có sừng ngang bằng với Đan Mạch và gia cầm phải ngang bằng với Thái Lan. “6 tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập 150.000 con bò Úc, thị trường muốn ăn bò Úc sao chúng ta không nuôi bò Úc?”- ông Phát đặt câu hỏi.

Bộ trưởng cũng cho rằng, để tháo gỡ khó khăn cho ngành chăn nuôi, cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp từ con giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y đến tổ chức sản xuất… để hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh không chỉ trên thị trường thế giới mà còn phải ngay trên sân nhà khi hội nhập ngày càng sâu rộng.

Theo danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập413
  • Hôm nay91,325
  • Tháng hiện tại796,438
  • Tổng lượt truy cập90,859,831
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây